Học tập đạo đức HCM

Người nói hay, làm giỏi ở Co Muồng

Thứ năm - 16/07/2015 21:50
Co Muồng là bản vùng sâu, vùng xa của xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên (Sơn La). Gia đình anh Đinh Văn Dong cũng như nhiều hộ khác trong bản Co Muồng được tiếp thu những tiến bộ xã hội trong sản xuất và đời sống chậm hơn những nơi khác.

Vào những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước, khi thủy điện Hòa Bình bắt đầu tích nước, ngập hết những khu sản xuất cũ, đời sống người dân Co Muông đã khó khăn càng khó khăn hơn. “Hơn 100 nóc nhà ở Co Muông ngày ấy hầu hết đều đói nghèo, làm quần quật cũng chỉ đủ ăn” – anh Dong xòe bàn tay to với những vết chai sạn sần sùi, đen nhẻm như để chứng minh những ngày tháng nghèo khổ, lam lũ ấy.

 

Người nói hay, làm giỏi ở Co Muồng - 1
Hàng tạp hóa của anh Dong là điểm cung cấp hàng hóa duy nhất cho dân bản Co Muồng, xã Chiềng Sại. Ảnh: K.T
Ngày ngày, nhìn những chiếc thuyền buôn của thương nhân Hòa Bình chạy qua bản, thấy họ thu mua nông sản khắp nơi, anh Dong đã nảy ra suy nghĩ “phải làm được những mặt hàng bán cho thương nhân thì mới khá lên được”. Tính đi tính lại, thấy đất Bắc Yên này chỉ có gia súc là vật dễ nuôi và bán được giá, vì “thịt gia súc ở Bắc Yên ngon nổi tiếng nhờ đồng cỏ đa dạng và đồi dốc nhiều, vật nuôi vận động nhiều, thịt chắc và thơm hơn vùng khác”. Vậy là anh Dong bắt tay vào chăn nuôi. Từ 2 con dê bố mẹ và một con bò nái ban đầu, anh Dong đầu tư nhân đàn và tích cóp mua thêm những con giống mới. 

“Chỉ sau dăm năm, tôi đã có hàng chục con dê, hơn 20 con bò, nhiều gà, lợn lắm. Con nào hết tuổi lớn là tôi bán ngay để đầu tư vào nhà cửa, mua sắm vật dụng và con giống mới. Nhờ thế, có lúc đàn bò nhà tôi có tới 60 - 70 con, bằng đàn bò cả bản này cộng lại. Bà con thấy mình làm ăn được, học làm theo. Hộ nào chưa có giống, tôi bán trả chậm cho họ, thế là cả bản phát triển nghề chăn nuôi. Ngày nào cũng có khách đến hỏi mua bò, dê, lợn… vui lắm !” – anh Dong kể lại vậy.

Nay đã lớn tuổi, sức đã yếu nên anh Dong đã chuyển từ nghề chăn nuôi sang buôn bán tạp hóa ngay trong bản, nhưng anh vẫn duy trì đàn bò tới gần 20 con. Anh cho hay: “Tôi thuê người nuôi bò, mỗi năm khi trừ chi phí vẫn còn lãi ngót trăm triệu đồng từ bán bò giống. Còn cái quán hàng này tuy lãi không cao nhưng là chỗ để bà con trong bản có thể mua sắm nhiều thứ đồ dùng, thực phẩm hàng ngày, bởi ở đây xa chợ mà cũng 10 ngày mới có một phiên, nhiều lúc bí lắm”.

Già bản Vì Văn Xám nhận xét: “Dong là người tốt đấy. Nó ít chữ nhưng nói hay, làm giỏi nên đã làm trưởng bản nhiều năm liền. Co Muồng này đi lên được cũng là nhờ học và làm theo Dong đấy”.

Nguồn: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập197
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm190
  • Hôm nay21,949
  • Tháng hiện tại215,042
  • Tổng lượt truy cập92,592,706
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây