Học tập đạo đức HCM

Người nông dân đích thực sản xuất thành công mô hình kinh tế mới

Thứ ba - 17/01/2017 02:14
Như bông lúa càng nặng hạt thì càng trĩu bông, giản dị cúi đầu, Anh Đào Huy Cương (tổ 6, phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu) luôn biết chắt chiu từng cơ hội kinh doanh để gặt hái thành công.

Bằng một tư duy và hướng đi khác biệt, anh đã trở thành người đầu tiên thành công trong việc nhân rộng và phát triển mô hình nấm đông trùng hạ thảo tại tỉnh Lai Châu.

Táo bạo, đầy khả năng thuyết phục và khí thế “áp đảo” người đối diện, đó là ấn tượng đầu tiên mà nhiều người cảm nhận khi gặp anh Đào Huy Cương. Ở anh luôn có một ý chí, sự nhạy bén và tầm nhìn của một doanh nhân, đồng thời, ở đó cũng có cả một cái tâm với người lao động đang cống hiến hết mình cho ngành nông sản Việt Nam nói chung, ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu nói riêng.

Nấm đông trùng hạ thảo là sản phẩm tốt cho sức khỏe.

Có lẽ bất cứ ai được tiếp xúc với anh đều hiểu vì sao mô hình nấm Đông trùng hạ thảo của anh lại được nhiều người đón nhận và vươn lên vững mạnh như vậy.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Cương vào một ngày đẹp trời. Anh Cương tâm sự, con đường đưa nấm đông trùng hạ thảo đến với Lai Châu của anh rất gian nan và đối mặt nhiều rủi ro. Bởi lẽ mô hình lần đầu tiên thực hiện ở địa phương, chi phí lớn, điều kiện khí hậu không chắc có phù hợp để nấm phát triển. Biết là khó nhưng anh Cương vẫn quyết làm cho bằng được.

“Vất vả lắm! Ban ngày tất bật với công việc của một thợ sơn phương tiện xe cơ giới, tối đến tôi lại lên mạng internet tìm hiểu cách nuôi nấm. Đọc nhiều nhưng chưa hiểu hết, tôi sắp xếp thời gian tìm đến những địa phương khác học tập kinh nghiệm. Khi thấy kiến thức cơ bản tạm ổn, tháng 6/2015 tôi bắt đầu thực hiện mô hình. Nhận thấy chi phí ban đầu xây dựng nhà xưởng, nguyên liệu phục vụ nuôi cấy nấm lớn nên tôi tìm cách giảm chi phí bằng cách tự mày mò chế tạo thiết bị nồi hấp, tủ cấy vi sinh. Nhờ đó tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng”, anh Cương chia sẻ.

Anh Đào Huy Cương xuất thân chỉ là anh thợ sơn xe máy bình thường. Anh có một cửa hàng nhỏ với mấy người thợ nhận các công việc sơn xe máy. Ngoài thời gian đi làm, anh mày mò tìm hiểu thông tin trên mạng Internet. Và rồi như “có duyên” khi anh nhìn thấy hình ảnh nấm Đông trùng hạ thảo, nhìn ngắm, tìm hiểu rồi say mê lúc nào không hay.

Anh tự hỏi người ta làm được thì liệu mình có làm được không bởi lẽ mô hình nuôi nấm này chưa từng được thực hiện ở địa phương, cùng với điều kiện thời tiết, khí hậu không biết có thích hợp để dược liệu này sinh trưởng phát triển tốt như mong muốn… Biết bao nhiêu câu hỏi đặt ra nhưng như anh nói “tôi mê Đông trùng hạ thảo vì những tác dụng tuyệt vời của nó” nên anh đã bắt đầu dấn thân vào một nghề mới - “làm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao”.

Sau khi tìm hiểu tất cả các thông tin trên mạng, thậm chí anh còn vào trang Web dành cho những người thích về nấm Đông trùng hạ thảo để trao đổi những kinh nghiệm, thông tin với nhau, tiền bạc dành dụm được từ xưởng sơn xe máy anh mang đi để học. Anh học ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, cứ nơi nào có thông tin anh lại tìm đến để “tầm sư học đạo”.

“Vậy nhưng bao nhiêu lần đi là bấy nhiêu lần thất bại bởi người dạy cũng giữ nghề lắm, ra nước ngoài thì mình không có điều kiện. Tốn không biết bao nhiêu tiền mà kết quả toàn tay trắng mang về. Nhưng qua những chuyến đi đó, tôi lại có thêm những người bạn có cùng đam mê, cùng sở thích để từ đó tôi có được thành công ngày hôm nay”.

Anh Cương (bên phải) chia sẻ quá trình nghiên cứu và những kỹ thuật quan trọng khi thực hiện mô hình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo.

Sau khi đi học ở nhiều xưởng nuôi nấm Đông trùng hạ thảo từ Bắc chí Nam vẫn không thành công, anh cùng 3 người bạn hùn tiền để thuê thầy từ Thái Lan sang dạy trong hơn 1 tháng trời tại xưởng nấm của một người bạn.

“Khi đã có đam mê thì dù khó khăn thế nào con người ta cũng có thể vượt qua, và vượt qua một cách không thể ngờ”, chính bản thân anh Đào Huy Cương cũng bộc bạch như vậy.

Và mùa quả ngọt đầu tiên đã về. Đó là sau hơn 1 năm thực hiện, tỷ lệ sống của nấm đạt 95%. Với giá bán 60 triệu đồng/kg nấm đông trùng hạ thảo dạng khô mang về cho gia đình anh nguồn thu nhập cao. Bước đầu thu hồi vốn, anh tái đầu tư mở rộng quy mô phòng nuôi cấy nấm từ 30m2 lên trên 130m2 (số tiền đầu tư là 1,3 tỷ đồng), nếu nuôi cấy đủ cũng đến 10.000 lọ.

Đối với kỹ thuật nuôi cấy và sản xuất nấm đông trùng hạ thảo thì khâu khử trùng và phối trộn tỷ lệ nguyên liệu đặc biệt quan trọng vì sẽ quyết định chất lượng của sản phẩm. Mặc dù có nhiều nhân công nhưng công đoạn cấy ghép đều tự tay anh Cương thực hiện. Ngoài gạo, ngô, thóc thì anh Cương mày mò, nghiên cứu phát triển nấm trên sâu chít và nhộng tằm...

Hiện anh Cương đang bán một cân nấm khô với giá 60 triệu đồng, rẻ hơn nhiều so với thị trường bên ngoài, bởi anh Cương đang hướng đến việc mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo Lai Châu chứ chưa nghĩ đến lợi nhuận.

Chia sẻ dự định trong thời gian tới, anh Cương cho biết sẽ nghiên cứu ngâm nấm với rượu để thành một loại thuốc bổ quý. Anh cũng rất sẵn lòng chuyển giao công nghệ nuôi cấy nấm cho bà con khi có nhu cầu. Tuy nhiên điều khiến anh trăn trở là đầu ra cho sản phẩm và kinh phí đầu tư lớn, do vậy rất mong các cấp chính quyền có chính sách hỗ trợ phù hợp về vốn và tìm đầu ra cho sản phẩm để trên địa bàn sẽ có thêm nhiều mô hình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo cho thu nhập cao.

Chính sự tận tâm, tư duy không ngừng đổi mới và khả năng quản lý tốt, anh đã đưa mô hình nấm đông trùng hạ thảo gần hơn với người tiêu dùng. Anh mong muốn sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo được những ưu thế về sản phẩm đến các nhà phân phối, các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa và khắp mọi nơi trên đất nước đều biết đến sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo bởi sản phẩm có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Với tài năng nghị lực và lòng nhiệt huyết của một doanh nhân thời kỳ đổi mới, anh Đào Huy Cương đã sáng tạo, vận dụng hài hòa xu hướng phát triển đúng hướng để đưa mô hình nấm mở rộng, góp phần đóng góp vào công cuộc phát triển, xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Theo Ngô Huy - Lê Tuấn/KD&PL

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập385
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm380
  • Hôm nay32,571
  • Tháng hiện tại159,133
  • Tổng lượt truy cập85,066,169
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây