Học tập đạo đức HCM

Người nông dân làm giàu trên vùng đất đồi gò

Chủ nhật - 24/07/2016 10:38
Không chỉ được biết đến là tấm gương nông dân làm giàu điển hình, ông Quách Đình Lý còn được đông đảo đồng bào dân tộc tin yêu, quý trọng.

Ông Quách Đình Lý (thôn Cố Đụng, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một "kỹ sư chân đất" năng động, dám nghĩ dám làm, là tấm gương nông dân làm giàu điển hình. Dẫn phóng viên báo Kinh tế đô thị tới thăm cánh rừng keo rộng gần 13ha của gia đình, ông Lý bảo: “Tôi vừa thu hoạch 2 ha rừng keo, trừ chi phí sản xuất, chắc lãi được khoảng 80 triệu đồng…”.

Ít người biết, cách đây chừng 15 năm, toàn bộ diện tích rừng keo xanh mướt của gia đình ông Lý chỉ là bãi đất trống, đồi núi trọc. Ông Lý đã cùng vợ và 2 người con trai tổ chức khai hoang, làm sống lại vùng đất khô cằn này.

Ông Quách Đình Lý bên vườn keo một năm tuổi của gia đình. Ảnh: Kinh tế đô thị

Ông Quách Đình Lý làm giàu thành công nhờ trồng keo. Ảnh: Kinh tế đô thị

Không có vốn sản xuất, ông vận động gia đình mạnh dạn vay vốn Liên minh hợp tác xã thành phố Hà Nội để mua cây keo giống về trồng. Là giống cây sinh trưởng tốt trong điều kiện thổ nhưỡng kém, rừng keo phát triển tốt. Sau khoảng 5 năm, cây keo cho thu hoạch. Nhờ việc tiêu thụ dễ dàng nên hiện với 13ha rừng keo trồng gối vụ, trung bình mỗi năm gia đình ông Lý thu về khoảng 100 triệu đồng.

Nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập, 10 năm qua, gia đình ông Lý nhận thầu khoảng 1ha mặt nước tại khu vực chân núi thôn Cố Đụng để nuôi cá. Mỗi năm một vụ, không mất quá nhiều công chăm sóc nhưng cũng cho thu nhập trên 40 triệu đồng.

Với quyết tâm làm giồng từ chăn nuôi, bên cạnh trồng rừng, nuôi thủy sản, ông Lý cũng nhận thầu khoảng 2.000m2 đất vùng đồi gò để đầu tư chuồng trại chăn nuôi gà. Tuy nhiên, theo ông Lý, nuôi gia cầm gặp khá nhiều rủi ro. Những năm đầu, ông thường xuyên bị lỗ và đã có lúc tính bỏ nuôi gà để tập trung trồng rừng và nuôi cá.

Dù vậy, khi được tham gia một số lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp do Ban Dân tộc thành phố Hà Nội phối hợp cùng Phòng Kinh tế, Phòng Dân tộc huyện Thạch Thất tổ chức, ông Lý dần tích lũy được kinh nghiệm. Hiện, mỗi năm, gia đình nuôi từ 4 - 5 lứa, lấy lãi bù lỗ và trừ chi phí sản xuất, tăng thu nhập thêm từ 50 – 70 triệu đồng.    

Không chỉ được biết đến bởi làm kinh tế giỏi, ông Quách Đình Lý còn được đông đảo đồng bào dân tộc ở thôn Cố Đụng nói riêng, xã Tiến Xuân nói chung hết sức nể trọng trong vai trò của một trưởng thôn kiêm “người có uy tín”. Quãng thời gian dài tới gần 15 năm gắn với 2 trọng trách nêu trên là minh chứng cho sự tin yêu của đông đảo bà con nơi đây đối với ông.

Ông Lý cho hay, hễ trong gia đình có vấn đề mâu thuẫn, họ luôn tìm đến nhà ông để tham khảo ý kiến. Mỗi lần như vậy, ông phải dùng lý lẽ, sự công tâm để phân minh phải trái, trắng đen, giúp mỗi người hiểu ra câu chuyện. Ông Bùi Văn Tình – Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân cho biết, thực tế hiện nay, nhận thức của phần lớn đồng bào vùng dân tộc đã được nâng cao, bà con đã có thể tự giải quyết những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình.

Tuy nhiên, trung bình mỗi năm, ông Lý đều tham gia hòa giải từ 3 đến 5 vụ việc. Điều này giúp người dân không phải mất công lặn lội xuống làm việc với chính quyền địa phương. Bên cạnh việc giúp đỡ bà con giải quyết mâu thuẫn, ông Lý cũng là một tuyên truyền viên tích cực trong công tác vận động đồng bào chấp hành đầy đủ, nghiêm túc những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, cũng như giữ vững ổn định trật tự xã hội tại địa phương, ông Quách Đình Lý đã nhiều lần được Ban Dân tộc thành phố, UBND huyện Thạch Thất ghi nhận. Gần đây nhất, tại hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô giai đoạn 2010 – 2015”, ông Lý cũng vinh dự được Thành ủy Hà Nội trao tặng Bằng khen,  trang tin Ban dân tộc UBND thành phố Hà Nội cho biết.

Theo Việt Q

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập614
  • Hôm nay98,256
  • Tháng hiện tại834,366
  • Tổng lượt truy cập93,212,030
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây