Học tập đạo đức HCM

Người nông dân năng động

Thứ tư - 24/08/2016 00:05
Đó là chị Nguyễn Thị Huyền, thôn Nà Lần, xã Bành Trạch (Ba Bể), nhiều năm qua rất năng động phát triển kinh tế theo mô hình tổng hợp vườn-ao-chuồng-rừng.

 

Chị Huyền và những lồng dế đang được nuôi tại gia đình
Chị Huyền và những lồng dế đang được nuôi tại gia đình

“Khởi nghiệp” từ con lợn, con gà

 
Được nhiều người giới thiệu và tình cờ gặp chị trong dịp thành lập Hội hồng không hạt Bắc Kạn tổ chức tại huyện Ba Bể, chúng tôi đã tìm đến để tìm hiểu thực tế về cách làm ăn trong phát triển kinh tế trang trại của gia đình. Được biết, chị Nguyễn Thị Huyền vốn xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, bước đường khởi nghiệp của chị đã sớm phải tự chủ động tìm kế mưu sinh trên mảnh đất khô cằn nơi chôn nhau cắt rốn của mình ở thôn Nà Lần, xã Bành Trạch. Bên cạnh chăn nuôi gia súc, lợn, gà, trồng nhiều loại cây ăn quả, hiện nay gia đình chị còn nuôi giun quế, dế, dúi... mặc dù chưa phát triển thành trang trại có thu nhập cao như các nơi khác nhưng cũng đã cho gia đình chị ngày càng có một cuộc sống ổn định hơn.

 

Do đã trao đổi với chị từ trước, nên khi chúng tôi đến, cũng không cần đặt vấn đề thêm, chúng tôi hiểu, thời gian đối với chị lúc nào cũng bận rộn, nào thì chăn nuôi, cây ăn quả, trồng rừng. Chị bảo: Thời tiết mưa hay nắng đối với nhiều người có thể rảnh rỗi, nhưng với chị đều cần thiết. Nếu trời mưa, tranh thủ trồng cây, trồng rau, trồng rừng, trồng cây ăn quả, khi nắng, tranh thủ phát quang, làm cỏ đồi cây lâm nghiệp, cây ăn quả,… Lúc chúng tôi đến, gặp chị và người con trai đang vừa chăn trâu vừa chăm sóc cây mận sớm gần nhà. Để những việc đó cho con trai, chị dẫn chúng tôi vào nhà uống vội chén nước chè rồi cùng đi xem mô hình nuôi dế, giun quế, dúi ngay trong một gian nhà được tách riêng với ngôi nhà gia đình chị đang ở.

 

Vừa giới thiệu cho chúng tôi chị vừa kể: Chị xây dựng gia đình rồi ở chung với bố mẹ hơn chục năm, năm 1993 ra ở riêng, vốn liếng của người nông dân vốn chỉ là con lợn, con gà là chính. Chồng chị mặc dù là một cán bộ nhà nước công tác trong ngành y tế, nhưng đồng lương cũng hạn hẹp. Với bản chất cần cù, chịu khó, chị luôn có tâm nguyện sẽ vượt qua mọi khó khăn, gây dựng dần cuộc sống gia đình nhỏ bé đi lên, mặc dù vốn liếng chỉ là đôi lợn, đôi gà nhưng chị quyết tâm năng nhặt chặt bị để tiến tới làm giàu cho gia đình.

Khu vực nuôi giun quế, nuôi dúi được tách riêng biệt
Khu vực nuôi giun quế, nuôi dúi được tách riêng biệt

Chị cho biết: Loay hoay mãi gần chục năm với việc chăn con lợn, con gà, trồng cây lúa, cây ngô chưa biết chuyển đổi, đất đồi vẫn để đó, chưa biết sử dụng vào mục đích trồng cây gây rừng, đến năm 2001, gia đình chị mới tham gia trồng rừng theo chương trình PAM trên diện tích 5 nghìn mét vuông với các loại cây mỡ, xoan, keo, đồng thời, gom góp được chút vốn vào đầu tư chăn nuôi lợn thịt, dần dần, từ 2,3 con lợn thịt bán lấy vốn phát triển và sau đó nuôi lợn nái gây giống, dần dần, gia đình chị nuôi vài con lợn nái, đàn lợn thịt bao giờ cũng hàng chục con; việc chăn nuôi gà, chị chú trọng vào đàn gà mái đẻ theo nhu cầu tiêu thụ dễ dàng trên thị trường, nhiều năm qua, đàn gà mái đẻ trứng thường xuyên có từ 50 đến hàng trăm con gà ta, thả đồi, vì vậy, trứng gà của gia đình chị chẳng cần thiết phải đem ra chợ bán cũng không bị tồn đọng.

 

Thành quả sau hơn mười năm tạo dựng

 
Từ việc chăn nuôi con lợn, con gà làm vốn, số đất ruộng, đất soi trồng ngô của bố mẹ chia cho cùng với mua thêm nay đã có trên 4 nghìn m2 đất ruộng và gần 5 nghìn m2 đất soi trồng ngô, với số đất canh tác này, hằng năm, gia đình chị thừa sức về lương thực và thu được sản lượng ngô khá lớn dành cho chăn nuôi lợn, gà và nhiều vật nuôi khác. Nhận biết được thị trường tiêu thụ của hồng không hạt ngày nay, năm 2000, chị đã quyết định đầu tư một phần vào cây hồng, mua giống và giâm giống để nhân rộng diện tích tại vườn của gia đình, từ lác vài cây đến nay đã có trên 200 cây hồng không hạt, vụ hồng vừa qua, gia đình thu được hơn 1 tấn quả.


Nói đến việc nuôi dế, dúi, giun quế, khi mà không chỉ ở xã Bành Trạch mà cả nhiều người trên địa bàn huyện Ba Bể đều ít biết đến, chị Huyền cười: Đúng là mình hơi “liều”, tất cả những con vật chị nuôi như: dúi, dế, giun quế đều xem qua ti vi rồi tìm kiếm mua về, tự học. Nhưng theo chị Huyền thì việc liều lĩnh của mình đến nay mặc dù chưa phát triển được mạnh nhưng chưa có năm nào bị thất thu.

 

Dế nuôi năm 2007, hai năm đầu nhiều người tìm mua giống để nuôi, chị bán 100 con dế giống với giá 300 nghìn đồng (gồm 70 con cái và 30 con đực), thu được khoảng 50-60 triệu đồng. Thời điểm dế phát triển nhiều gia đình chị vận chuyển bằng xe máy mang đi một số huyện, tỉnh bạn bán cho các quán ăn. Năm 2012, cũng qua xem trên vô tuyến, chị lại lần theo địa chỉ ở Vĩnh Phúc tìm mua được 10kg giống giun quế về nuôi, một ki-lô-gam giun quế giống (trong đó có cả đất, con và trứng) mua với giá 5 nghìn đồng, lần mò, học hỏi, đến nay giun quế của chị nuôi bắt đầu được bán, hiện nay, chị đang bán với giá 80 nghìn đồng/kg con giống, bước đầu đã có sản phẩm để bán. Chưa hết, ngoài chăn nuôi, hồng không hạt, trồng rừng, chị còn tìm mua cây thanh long ruột đỏ về trồng cũng đã cho thu hoạch quả, bên cạnh đó, còn hàng trăm cây mận sớm đã cho thu hoạch. Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị những năm gần đây luôn thu nhập mỗi năm khoảng từ 60-70 triệu đồng.

Những cây thanh long ruột đỏ cũng đã cho thu hoạch
Những cây thanh long ruột đỏ cũng đã cho thu hoạch

Ở nông thôn, nói đến đồng lãi hàng trăm triệu là việc khó khăn, nhưng với bản lĩnh quyết tâm hướng đến phát triển kinh tế trang trại như chị Huyền thì mức thu nhập đó không khó khăn. Qua hơn chục năm vất vả, chưa vội nói đến lãi, thu nhập, nhưng cái quan trọng là chị đã cùng gia đình tạo dựng được cho mình cung cách làm ăn, kinh nghiệm cho những năm tháng về sau còn giá trị gấp nhiều lần... Chia tay với chị khi màn sương phủ núi, chúng tôi ra về lòng vẫn văng vẳng những tâm nguyện của chị về việc khó khăn tìm kiếm thị trường tiêu thụ đã làm cản trở không nhỏ để chị phát triển và nhân rộng, đây là bài toán chưa tìm được lời giải không chỉ người dân mà cả lãnh đạo địa phương từ huyện đến xã của huyện Ba Bể những năm qua.


Theo Tùng Vân - Báo Bắc Kạn điện tử

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại972,395
  • Tổng lượt truy cập92,146,124
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây