Học tập đạo đức HCM

Làm giàu nhờ cây sầu riêng

Thứ hai - 22/08/2016 10:37
Mấy năm nay, nông dân thu nhập tiền tỷ mỗi vụ từ cây sầu riêng ở đất Cai Lậy không thiếu. Nhưng người có thu nhập bạc tỷ chỉ từ nửa ha đất như ông Nguyễn Văn Thắm ở ấp Bình Hòa A, xã Tam Bình thì không nhiều.

CẦN CÙ TRONG GIAN KHÓ

“Nghèo không kể số” là câu nói đầu tiên của ông Nguyễn Văn Thắm, 56 tuổi, ngụ ấp Bình Hòa A, xã Tam Bình khi nhắc đến chuyện lập nghiệp của mình vào thời điểm năm 1980. Ông kể:

“Ấp Bình Hòa A hồi xưa toàn là ruộng và vườn tạp, mỗi hộ đất không bao nhiêu. Thuộc dạng đất đai kha khá, khi ra riêng tôi được cha mẹ cho 3 công ruộng. Đắp cái nền khu nhà cũng cứng nửa công, đất còn lại vợ chồng tôi làm ruộng, trồng rẫy. Nhà 5 nhân khẩu chỉ có bấy nhiêu đất đó canh tác mà sao không nghèo được.

Ông Bảy Thắm chăm sóc lứa sầu riêng vừa xử lý ra hoa nghịch vụ thành công, hứa hẹn thêm một vụ mùa bội thu.
Ông Bảy Thắm chăm sóc lứa sầu riêng vừa xử lý ra hoa nghịch vụ thành công, hứa hẹn thêm một vụ mùa bội thu.

Bởi vậy, vợ chồng tôi làm dữ lắm. Làm ruộng nhà, khi vô mùa tôi còn lên Long An làm ruộng mướn. Hồi đó, người ta kêu trâu cày ruộng, còn vợ chồng tôi tự xới đất bằng tay để đỡ phải trả tiền mướn trâu. Vậy mà vợ chồng cũng ráng nuôi con heo như bỏ ống dần vậy.

Ăn uống trong nhà kiếm được gì ăn đó, vợ tôi đi chợ là chỉ mua cám cho heo thôi. Nuôi con heo ngoài một năm, được hơn 1 tạ, lúc đó có người kêu bán 1 công ruộng giá 1 triệu đồng (năm 1986), thế là tôi bán heo trả được hơn nửa tiền mua đất, sau đó thì dành dụm trả thêm”.

Ông Bảy Thắm cho biết, ông bén duyên với cây sầu riêng là từ 15 gốc sầu riêng trồng quanh nhà vào khoảng năm 1992. Do không biết cách chăm sóc, xử lý nên cây ra trái mùa thuận nên bán không được bao nhiêu tiền.

Mùa lũ năm 2000, sau khi nước rút, sầu riêng của ông tự ra bông sớm và năm đó ông bán được 25.000 đồng/ký. “Với giá đó thì chỉ bán mấy trái sầu riêng là mua được 1 chỉ vàng, đất thì chỉ có hơn 5 chỉ vàng 1 công. Bán xong mùa tôi mua luôn 2 công đất ruộng liền kề. Vậy là tôi có hơn 5 công đất để canh tác” - ông Bảy Thắm kể.

Có thêm đất, ông Bảy Thắm lên mô trồng sầu riêng khổ qua, sau đó trồng xen giống RI6, Monthong. Khi sầu riêng cho trái, kinh tế gia đình ông phất lên từ đó. Trung bình mỗi năm gia đình ông thu nhập vài trăm triệu đồng từ sầu riêng, riêng 2 năm 2014 và 2015, do giá sầu riêng tăng cao trong vụ nghịch nên ông thu hơn 1,2 tỷ đồng mỗi năm.

NHẠY BÉN TRONG LÀM ĂN

Theo Bí thư Đảng ủy xã Tam Bình Nguyễn Tấn Nhũ, thường thì mỗi công đất trồng sầu riêng cho trái vụ nghịch, nhà vườn thu lợi nhuận khoảng ngoài 100 triệu đồng. Số hộ có thu nhập bạc tỷ mỗi năm ở Tam Bình khá nhiều nhưng nhờ các hộ này có nhiều vườn đất. Riêng với ông Bảy Thắm, thu nhập ngoài 1 tỷ đồng mỗi vụ với chỉ 5,5 công đất vườn là chuyện hiếm.

Ông Bày chia sẻ: “Trồng sầu riêng mê lắm mà cũng cực lắm. Ngày nào cũng có chuyện làm. Chăm sóc cây sầu riêng như chăm con nhỏ vậy. Phải theo dõi “sức khỏe” của nó mỗi ngày. Chỉ cần thấy cây chớm có dấu hiệu “không khỏe” là xử lý ngay, nếu không thì thua. Trồng cây sầu riêng, từ lúc đặt gốc cho tới lúc cây ra hoa, thu trái… đều đòi hỏi kỹ thuật cao mà nhà nông phải tự mình mày mò, học hỏi để áp dụng trên vườn nhà một cách hợp lý, kinh tế nhất”.

Cái hay là ông Bảy Thắm không hề “giấu nghề”. Kinh nghiệm canh tác hiệu quả của mình được ông chia sẻ cho bà con trong xóm ấp. Hiện ông là Tổ trưởng Tổ hợp tác sầu riêng Bình Hòa A. Cứ đến ngày 25 hàng tháng thì tổ viên (TV) họp lại, mỗi TV giới thiệu cách chăm sóc cây của mình cho các TV khác tham khảo, góp ý. Trong quá trình chăm sóc, xử lý ra hoa, chăm trái… nếu gặp bất kỳ khó khăn gì thì các TV cùng nhau tìm hiểu, hỗ trợ.

Để trái sầu riêng về lâu dài có đầu ra ổn định, ông Bảy Thắm vận động các TV thực hiện quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông cho rằng, trong thời buổi kinh tế thị trường nông dân phải nhạy bén, thức thời thì mới nắm bắt được cơ hội làm ăn hiệu quả.

Theo Báo Ấp Bắc

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay38,927
  • Tháng hiện tại992,739
  • Tổng lượt truy cập92,166,468
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây