Học tập đạo đức HCM

Người thủ lĩnh nông dân với mô hình “đa cây, đa con”

Thứ năm - 18/08/2016 09:13
(Cổng ĐT HND) - Khóm 5, Thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình (Cà Mau). Là vùng đất ven sông nhiễm mặn, ngày xưa chỉ làm được 1 vụ lúa, năng suất rất thấp. Khi chuyển đổi qua nuôi tôm, trồng lúa, với cách sản xuất truyền thống, nông dân cứ loay hoay con tôm, cây lúa “năm trúng, năm thất”, cái nghèo cứ bám theo. Ruộng vườn vẫn trăn trở trên con đường năng suất, hiệu quả
Để nông dân hiểu nghề nuôi tôm, trồng lúa, Chi hội trưởng Lê Minh Trung lên tận Trường Đại học Cần Thơ, mời kỹ sư chuyên ngành về tập huấn kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá; mời kỹ sư Trung tâm khuyên nông tỉnh xuống tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng lúa, trồng màu; hàng năm tổ chức cho nông dân dự các lớp bồi dưỡng kỹ thuật khuyến nông, khuyến ngư của huyện.

Là Chi hội trưởng, gương mẫu vượt khó thoát nghèo, thực hiện mô hình với 33 công đất ruộng, cùng với gia đình ra công cải tạo bờ vuôn, đất vườn, tận dụng sân nhà trồng rau màu (cải xanh, dưa leo) thu trên 15 triệu đồng, vụ lúa trên đất tôm  thu 12 tấn lúa, con tôm kết hợp con cua thu trên 100 triệu đồng, hàng năm gia đình ông thu trên 200 triệu đồng từ con tôm, con cua, hạt lúa, rau màu.

Ông cho biết “Vụ màu đầu tiên, không chỉ giúp có rau ăn hàng ngày, mà còn tạo ra sản phẩm, tiền bán rau muống, rau cải, dưa leo đủ trang trải chi dùng trong gia đình”

Thành công của người chi hội trưởng đã được hội viên, nông dân học tập và làm theo. Vụ mùa  năm 2015  - 2016 giữa cái nắng hạn, nhưng Chi hội có 41 hộ trồng dưa leo, đậu đũa, cải xanh, thu nhập mỗi vụ 5 đến 6 triệu đồng.

Hội viên, nông dân Phan Thanh Triều, cho biết nhà có 4 công đất vườn; trồng dưa leo, trồng cải xanh cho thu nhập 40 triệu đồng/năm, nhờ tiết kiệm có vốn và mướn được 20 công vuôn. Hiện nay anh nuôi tôm, nuôi cua, trồng lúa, trồng dưa leo, trồng cải xanh, thu mỗi năm gần 100 triệu đồng; được hội viên bình chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện

Khóm 5 có 226 hộ, trong đó có 170 hộ là hội viên Hội Nông dân, hiện nay chỉ còn 2 hộ nghèo. Để giúp dân sản xuất và thi đua, chi hội đã cho ra mắt “Câu lạc bộ cánh đồng 70 triệu/ha/năm” để tập hợp nông dân cùng học, cùng làm, cùng  vượt khó; đã thực hiện thành công mô hình tôm – lúa – màu. Hiện nay Chi hội đang phát động nông dân nuôi đa con, trồng đa cây để nâng cao chất lượng phong trào thi đua Sản xuất kinh doanh giỏi, trên cánh đồng đã có thêm con cá sấu, con rắn di tượng, 2/3 hộ đã hình thành mô hình 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, kết hợp 1 vụ cua ăn chắt (lúa 4 tấn/ha, tôm, cua 400kg/ha/vụ); bờ liếp, sân vườn trồng 3 vụ màu 1 năm, 25 hộ nuôi cá sấu, rắn di tượng (mỗi hỗ có từ 30 đến 70 con), đàn heo, gà, vịt đã được khôi phục; tạo được việc làm và nguồn thu ổn định từ sản phẩm đa con, đa cây trong mỗi gia đình hội viên.

Chi hội  xây dựng 2 tổ hợp tác sản xuất, những hộ gặp khó khăn về vốn mua cây con giống có tổ hợp tác tiết kiệm hỗ trợ; thực hiện mô hình sản xuất cây, con mới đã có tổ hùn vốn giúp đỡ, 33 hội viên góp vốn hàng chục triệu đồng, kịp thời đáp ứng khi hội viên cần vốn.

Anh Lê Văn Hai, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Thới Bình cho biết: Chi Hội khóm 5 thị trấn Thới bình đã và đang trở thành điểm sáng trong công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi, những việc làm được nông dân đồng thuận cao, đang giúp nông dân xóa bỏ độc canh, bằng mô hình đa con đa cây, khai thác được tiền năng, lợi thế của vùng đất lúa tôm, tạo cho dân làm giàu ngay trên miếng đất của mình; đây là mô hình cần được nhân rộng cho các vùng nuôi tôm của huyện.

Đến thăm mô hình, cái mà tôi tâm đắc là sản phẩm của hội viên làm ra không dội chợ và lúc nào cũng có sản phẩm cung cho bạn hàng; qua tìm hiểu tôi được biết, mỗi 1 vụ màu (người thì trồng cải, anh thì trồng dưa, trồng bắp), luân phiên, đảm bảo mặt hàng cung ứng cho phố chợ Thới Bình.

Từ giã Chi hội trưởng tôi về, anh cười và chỉ cái miếng đất cặp dãy dưa mới trồng và nói “phần đất mình đã sới xong, chuẩn bị để gieo mạ (giống 1 bụi đỏ) cho vụ lúa sắp tới.
Phạm Văn Đông – Cà Mau
http://hoinongdan.org.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm168
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,012,196
  • Tổng lượt truy cập92,185,925
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây