Học tập đạo đức HCM

Nho xanh bén rễ trên đất nhiễm phèn

Thứ tư - 23/09/2015 03:33
Những cây nho xanh đã bén rễ trên đất nhiễm phèn của vùng Thành Sơn, Ninh Thuận, mọc lên tươi tốt cho quả giòn ngọt mang hương vị đặc trưng.

Mỗi mùa, hơn 3ha nho xanh của nhóm 3 người bạn: Hoàng Quý Dương, Nguyễn Thị Tường Vy và Nguyễn Văn Quy cho năng suất khoảng 30 tấn. Với giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lời khoảng 60%.

 

Là một người nông dân trồng nho lâu năm, được đi nhiều nơi trên thế giới nên anh Dương nhận thấy giá nho khi bán ra cho người tiêu dùng có sự chênh lệch lớn với giá mua tại vườn. Thương lái mua tại vườn chỉ 20.000 - 30.000 đồng/kg nhưng khi bán tại các siêu thị với giá 75.000 - 90.000 đồng/kg. Trong khi đó, khi nho trúng mùa thương lái lại ép giá bà con nông dân, giá đôi khi chỉ còn vài ngàn, nho mất mùa người trồng chịu hết rủi ro.

Hiểu những cay đắng, gian khổ của người trồng nho sau bao năm chắt chiu từng giọt mồ hôi công sức vào từng chùm nho nhưng thu lại không được bao nhiêu, anh Dương cùng nhóm bạn của mình đã quyết tâm gây dựng một thương hiệu nho xanh cho vùng đất nắng và gió này.

Vùng đất Thành Sơn, Ninh Thuận xưa nay hầu như đều nhiễm phèn. Áp dụng khoa học kỹ thuật, nhóm anh Dương đã thử nghiệm trồng 2 sào nho xanh. Ngày đầu trồng nho, nhiều người khuyên anh nên trồng theo cách cũ, tức trồng giống nho đỏ như đa số mọi người hoặc tìm vùng đất tốt, không nhiễm phèn mà canh tác.

Liệu có cho năng suất, hiệu quả như giống nho địa phương, hay chỉ là trò chơi may rủi? Không chỉ người ngoài nhìn vào bàn tán mà bản thân anh cũng tự đặt câu hỏi này. Nhưng quyết thì phải làm. Nếu không thay đổi sao có một vùng nho xanh, sạch đáp ứng thị trường. Và quan trọng hơn hết, với cách trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, giống nho xanh này cho ra một hương vị rất đặc biệt, khác hẳn các giống nho đang có trên thị trường. Một đặc sản mang tính địa phương đang chờ được khai phá.

Đất mặn hóa tiền tỷ

Trải qua gần 4 năm miệt mài cải tạo đất, chăm bón vườn cây, những tưởng có lúc anh Dương phải ngừng lại vì quá nhiều khó khăn ập đến khi khí hậu, nước tưới, sâu bệnh… bủa vây. Tuy nhiên, nhờ sự quyết liệt, có chiến lược và định hướng đúng dần dần những sào nho của nhóm anh Dương đã cho lãi. Mỗi năm 1 sào nho xanh cho năng suất khoảng 2 tấn. Với giá cao hơn nho đỏ 10.000 – 15.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi ha, một mùa nhóm anh Dương lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. Kế hoạch từ nay đến cuối năm, anh sẽ mở rộng diện tích từ 3 - 5ha.

Không chỉ phát triển vùng nguyên liệu dồi dào, chị Nguyễn Thị Tường Vy, thành viên của nhóm cho biết nhóm còn có tham vọng đưa thương hiệu nho Thạnh Sơn ra thị trường trong và ngoài nước. Nho xanh Thành Sơn đã xuất hiện ở một số cửa hàng, các đại lý và được nhiều người dân đặt hàng thường xuyên. Ngay cả các cơ sở cung cấp nho lớn cũng thường xuyên tới mua nho xanh của nhóm. Nhu cầu thị trường với loại trái cây này rất lớn nên nhóm thu hoạch được bao nhiêu đều bán hết.

Tuy vậy, trong kế hoạch phát triển của nhóm mình, chị Vy cho biết sẽ kết nối các siêu thị, trung tâm thương mại để đưa được giống nho đặc sản địa phương này đến tận tay người tiêu dùng. “Khi giảm trừ được các khâu trung gian, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ  được lợi. Nhà nông sẽ không phải phụ thuộc quá nhiều vào các thương lái, không bị ép giá hay gặp nhiều rủi ro kinh tế khác. Người tiêu dùng biết được nguồn gốc sản phẩm, lại được thưởng thức giống nho xanh sạch, hương vị lạ, tránh tình trạng mua nhầm nho dỏm. Đây là điều mà chúng tôi ấp ủ và đang quyết tâm thực hiện” - chị Vy tâm huyết.

Tháng 8 vừa qua, dự án nho xanh của nhóm 3 tác giả Hoàng Quý Dương, Nguyễn Thị Tường Vy và Nguyễn Văn Quy đã đoạt giải Nhất trong cuộc thi dự án khởi nghiệp 2015 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức. Vượt qua hàng trăm dự án đến từ nhiều vùng miền trong cả nước,  dự án của nhóm đã thuyết phục được ban giám khảo về tính khả thi và hiệu quả.

Nguồn: báo An Giang

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập559
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm544
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại198,350
  • Tổng lượt truy cập88,876,684
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây