Học tập đạo đức HCM

Những điểm sáng trong phát triển kinh tế

Thứ tư - 19/03/2014 22:30
Là một trong những địa phương có phong trào phát triển kinh tế VAC mạnh nhất cả nước, thế nên không hề ngạc nhiên khi Bắc Giang có 454 mô hình trang trại đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Trước thềm Đại hội đại biểu HLV Bắc Giang khóa IV nhiệm kỳ 2014 - 2019, chúng tôi đến thăm và được nghe những câu chuyện làm giàu thú vị của hội viên HLV tỉnh Bắc Giang.

Hai ông chủ cam đường Canh


Anh Bùi Đức Long (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn) xuất thân từ kinh doanh, buôn bán, vận tải chở hàng. Thế mà năm 2003, anh có một quyết định táo bạo, bán ôtô tải lấy tiền mua 1,5 mẫu (1 mẫu = 3.600m2) đất để trồng cam đường Canh. Thời điểm đó, ai cũng nói anh gàn dở, kinh doanh vận tải đang ăn nên làm ra, lại là nghề có triển vọng, thế mà lại bỏ ngang. Nhưng Long có cái lý của riêng mình, anh nói: “Đến một lúc nào đó, nghề kinh doanh vận tải sẽ bão hòa, khi đó muốn làm ăn lớn cũng không còn nhiều cơ hội, trong khi chuyển sang làm nông nghiệp vừa bền vững lại vừa có thể cho thu nhập cao”.
 

Với thành quả đạt được, anh Tiến (bên phải) vinh dự được đi dự Hội nghị nông dân sản xuất, 
kinh doanh giỏi toàn quốc.


Quyết là làm, năm 2004, Long mua thêm 1.000 cây đu đủ giống về trồng bốn xung quanh vườn, thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Không lâu sau, đu đủ cho thu hoạch, có tiền trong tay, anh tiếp tục mua thêm đất mở rộng diện tích, cứ như thế, qua nhiều lần đầu tư mở rộng, đến nay, gia đình có 13,3 mẫu cam đường Canh, trong đó có gần 10 mẫu đang cho thu hoạch. 

Không chỉ chú trọng mở rộng diện tích, tăng sản lượng, Long còn dành thời gian học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc cam Canh để vườn cam ­cho chất lượng tốt nhất. Chất lượng tăng kéo theo lợi nhuận hàng năm tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2011, trừ chi phí gia đình anh thu lãi 2,3 tỷ đồng; năm 2012, lãi 1,1 tỷ đồng; năm 2013 số tiền lãi lên tới gần 3 tỷ đồng, đưa Long trở thành một trong những người có thu nhập cao từ cam ở huyện Lục Ngạn. 

Cũng làm giàu từ cam Canh nhưng anh Đặng Văn Tiến (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn) lại có hướng đi khác. Trước năm 2008, anh tham gia trồng vải và làm thêm nghề lái xe. Tuy nhiên, thấy cam đường Canh mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với vải nên anh quyết định chuyển hướng sản xuất. Bước đầu, anh mua 2ha đất ở xã Thanh Hải để trồng cam Canh, qua 2 năm, nâng tổng diện tích vườn cam nhà mình lên tới hơn 4ha.

Năm 2010, 2ha cam đầu tiên cho thu hoạch hơn 20 tấn, giá bán 27.000 - 28.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu lời 300 triệu đồng. Nhờ nắm vững kỹ thuật chăm sóc, đến năm 2012, sản lượng cam của gia đình anh Tiến tăng lên 40 tấn, với giá bán 60.000/kg, thu lãi gần 2 tỷ đồng. Nhờ trồng cam, anh Tiến đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động, cùng 10 lao động thời vụ. Với những thành quả của mình, mới đây, anh được bầu đi dự Hội nghị nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc.

Ngư­­ời thổi hồn vào gấc

Khi nhắc đến ông Trần Sỹ Quảng (thôn Khả Lý Thượng, xã Quảng Minh, huyện Việt Yên), giới trồng gấc ở Bắc Giang cũng như các tỉnh lân cận ai cũng kính nể bởi ông là người hướng dẫn cho bà con trồng gấc với diện tích khá lớn và cũng chính ông đã tìm thị trường tiêu thụ cho cây gấc.

Ông Quảng giởi thiệu sản phẩm gấc thành phẩm trước khi xuất khẩu.


Năm 2005, trong một lần vào thăm chiến trường xưa ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), ông Quảng nhận ra một điều, do ảnh hưởng của chất độc da cam dioxin, vùng đất này gần như không thể canh tác được gì, ngoài cây gấc. Từ phát hiện này, ông đi sâu tìm hiểu và biết rằng, gấc là loại quả chứa nhiều beta canroten, rất tốt cho sức khỏe. Điều này càng thôi thúc ông nhanh chóng thực hiện ý tưởng kinh doanh gấc.

Trở về sau chuyến đi, ông tiến hành thu mua gấc của người dân rồi bán lại cho các tiểu thương, về sau chính ông là người trồng và vận động bà con tham gia. Tuy nhiên, năm 2007, giá gấc bán ra thấp khiến ông Quảng trăn trở rất nhiều về việc tìm đầu ra ổn định cho cây gấc. Bằng nhiều cách khác nhau, ông đã nhờ được những người đi lao động ở các nước mang sản phẩm sang giới thiệu, từ đó nhiều người nước ngoài biết đến rồi tìm về tận nhà ông thu mua, giá gấc dần ổn định, hiện ông đang thu mua gấc của người dân với giá 10.000 đồng/kg quả tươi.

Mỗi năm xuất tới 25 tấn gấc thành phẩm (tương đương 500 tấn quả), sản phẩm xuất khẩu đi nhiều nước; từ việc thu mua gấc, ông đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Với những đóng góp của mình, ông Quảng đã được vinh danh trong đêm “Vinh quang doanh nhân Việt Nam”, cùng nhiều bằng khen, giấy khen khác.

Biết đi tắt đón đầu 

Nhờ nắm bắt xu hướng “đi tắt đón đầu” mà ông Triệu Văn Khao (xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên) đã thành công trong mô hình nuôi cá kết hợp với lợn siêu nạc. 

Nhờ biết đi trước đón đầu mà ông Khao thắng lợi trong chăn nuôi.


Năm 2004, ông Khao mạnh dạn thầu 2ha đất để nuôi cá kết hợp nuôi vịt. Tuy nhiên, do không có vốn đầu tư vào trang trại cũng như thiếu kiến thức kỹ thuật chăn nuôi nên trong 4 năm đầu, năm nào ông cũng bị lỗ từ 10-20 triệu đồng.

Năm 2009, ông Khao mạnh dạn vay vốn ngân hàng và bạn bè đầu tư mở rộng trang trại, chuyển từ nuôi vịt, ngan sang nuôi lợn kết hợp với các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá điêu hồng, trắm, chép… cũng như tăng cường việc học hỏi kỹ thuật trong chăn nuôi. Nhờ đó, trang trại nhà ông bắt đầu có lãi, hiện đạt gần 1 tỷ đồng/năm.

Ông Khao tâm sự: “Trong lúc ngành chăn nuôi đang khó khăn, thua lỗ thì gia đình tôi vẫn có lãi nhờ tự chế biến được thức ăn cho lợn. Đặc b­iệt, tôi đã biết và nắm được xu hướng “đi tắt đón đầu”, có như vậy sản phẩm của mình mới được khách hàng ưa chuộng”.

 

Hoàng Đình
Nguồn: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại850,172
  • Tổng lượt truy cập93,227,836
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây