Học tập đạo đức HCM

Những tín hiệu khả quan

Thứ năm - 23/11/2017 22:02
Sau thời gian thí điểm mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm đảm bảo an toàn trên địa bàn tỉnh thì sản xuất của nông dân trong chuỗi rau sạch bước đầu đã đi vào nề nếp, có nhiều sản phẩm an toàn ra thị trường.
 

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, việc sản xuất của nông dân trong chuỗi thí điểm hiện đã đi vào nề nếp.

Tháng 7-2017, Hậu Giang phát động xây dựng thí điểm mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm đảm bảo an toàn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, từ khâu sản xuất đến kinh doanh tiêu thụ được từng bước gắn kết, siết chặt nhằm giúp người dân an tâm tin dùng những sản phẩm chất lượng, an toàn. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến địa phương, cùng với sự phối hợp giám sát của UBMTTQVN các cấp, mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm đảm bảo an toàn đã có bước phát triển rõ nét trong thời gian gần đây. 

Nông dân Trương Văn Hồng, ở phường III, thành phố Vị Thanh, phấn khởi cho hay: “Kinh nghiệm sản xuất cộng với kiến thức hỗ trợ từ các lớp tập huấn đã giúp tôi dần đổi mới sản xuất, hạn chế sử dụng phân, thuốc và cách ly an toàn đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và bản thân. Cách làm này vừa hạn chế được chi phí, vừa có thêm sự hỗ trợ về phân sinh học, tem nhãn sản phẩm. Khi làm ra bó rau muống trên tay có tem, có xác nhận sản xuất theo chuỗi tôi thấy vui lắm. Hiện nước còn dâng cao, đến khi nước rút tôi sẽ gieo trồng màu đón tết”.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, sau khi được sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị đã tổ chức hướng dẫn sản xuất an toàn trên nhóm rau ăn lá. Hiện với 12 hộ dân ở thành phố Vị Thanh tham gia chuỗi sản xuất cho ra khoảng 20 mặt hàng phục vụ nhu cầu thị trường. Một tín hiệu đáng phấn khởi là có nhiều hộ dân ở các huyện, thị xã khác trong tỉnh cũng liên hệ với ngành nông nghiệp bày tỏ mong muốn được tham gia chuỗi. Điều này cho thấy sức lan tỏa từ mô hình bước đầu khiến một bộ phận người dân chủ động thay đổi tập quán sản xuất.

Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hậu Giang, thông tin: Bước đầu, nông dân trong chuỗi đã được hỗ trợ về chế phẩm sinh học, kỹ thuật sản xuất, tem nhãn nhận diện, tổ chức sản xuất đúng quy trình hướng dẫn theo chuỗi và đưa sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường tiêu thụ. Hiện một số hộ chuẩn bị sản xuất hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán tới đây. Hy vọng thời gian tới, sản phẩm chuỗi sẽ có thêm nhiều đầu ra, tiếp tục được người tiêu dùng quan tâm tin dùng hơn. Thời gian qua, ngành y tế đã phối hợp tìm đầu ra và phối hợp kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm, liên kết cung cấp vào các bếp ăn tập thể như trường học, công ty, còn ngành công thương cũng đã hỗ trợ 1 điểm bán ở thành phố Vị Thanh.

Để chuẩn bị phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán, cửa hàng chuỗi thực phẩm Phúc Lộc đang dự kiến làm việc với nông dân nắm lại tình hình sản xuất của 12 hộ để có tính toán về các sản phẩm hàng hóa phục vụ tết. Hiện, đơn vị thu gom và cung ứng sản phẩm chuỗi cho khoảng 10 điểm trường tiểu học, mầm non trên địa bàn thành phố Vị Thanh. Trung bình mỗi tuần, cửa hàng thu gom và cung ứng được khoảng 50kg rau ăn lá các loại, khoảng 300-400kg củ, quả các loại cho bếp ăn các trường, kèm theo đó là các mặt hàng thực phẩm khác…

Bên cạnh những tín hiệu khả quan bước đầu trong khâu sản xuất, cũng cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa từ các ngành trong khâu gắn kết sản xuất với tiêu thụ. Ông Huỳnh Hữu Phúc, đại diện cửa hàng Phúc Lộc, đơn vị đang nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm chuỗi thời gian qua, cho rằng: Để việc sản xuất và tiêu thụ được gắn kết, đơn vị rất cần sự giúp sức của các cơ quan chức năng sắp xếp lại sản xuất đồng bộ và hỗ trợ tích cực trong khâu tìm đầu ra cho nông sản chuỗi. Hiện vấn đề liên kết giữa khâu sản xuất và tiêu thụ chưa thật sự chặt chẽ. Vì thế, khi có những đơn đặt hàng lớn, đơn vị cũng lo ngại khó đảm bảo nguồn cung liên tục theo yêu cầu.

Từ thực tế cho thấy, dù người tiêu dùng ngày nay đã ý thức cao trong vấn đề an toàn thực phẩm nhưng một bộ phận vẫn còn so sánh, cân đo nhiều về giá bán. Sản phẩm sản xuất theo chuỗi kiểm soát an toàn có nhãn mác lại không chênh lệch nhiều so với hộ sản xuất tự do bên ngoài… Đây cũng là những trở ngại cần được tháo gỡ sớm…

Bài, ảnh: NGUYÊN ANH/baohaugang.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm120
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,296,048
  • Tổng lượt truy cập88,651,118
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây