Học tập đạo đức HCM

Thuận Châu chuyển mình

Thứ tư - 22/11/2017 22:06
Trở lại Thuận Châu (Sơn La) những ngày này, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước đổi thay nhanh chóng ở huyện miền núi vốn còn nhiều khó khăn.

Những con đường đất đỏ, lầy lội ngày nào giờ được bê tông hóa. Những khu đất trống, đồi trọc phủ kín màu xanh bạt ngàn của cây ăn quả, vườn cà phê... Diện mạo nông thôn mới (NTM) nơi đây khởi sắc từng ngày.  

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Với đặc thù một huyện miền núi, Thuận Châu bắt tay vào xây NTM với  vô vàn khó khăn, trở ngại. Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp; trình độ dân trí không đồng đều, tập quán canh tác lạc hậu; địa hình chia cắt phức tạp, cơ sở hạ tầng thấp kém... là những cản trở lớn trong tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

10-10-08_4
Nhiều bản đã có đường bê tông bằng phẳng, thuận tiện cho việc đi lại và thông thương hàng hóa

Trò chuyện với chúng tôi, anh Lò Văn Nhã, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thuận Châu, cho biết xây dựng NTM là việc mới mẻ, đầy bỡ ngỡ. Với một địa phương có xuất phát điểm thấp như Thuận Châu thì cái khó càng nhân lên. “Xây dựng NTM tuy có nhiều thách thức song chúng tôi xác định đây cũng là cơ hội để huyện tạo sự chuyển biến trong lĩnh vực tam nông.

"Xác định như vậy, Đảng bộ huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc làm NTM. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện đã xây dựng lộ trình cụ thể, kế hoạch chi tiết đối với từng tiêu chí và với từng xã, theo quy tắc ưu tiên dễ làm trước, khó làm sau...”, anh Nhã nhấn mạnh.

Một trong những giải pháp được huyện Thuận Châu đặc biệt chú trọng, đó là đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về mục đích và tầm quan trọng xây dựng NTM. Các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến các xã tích cực tuyên truyên bằng nhiều hình thức như dán pano, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu về bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM tại trung tâm các xã, nhà văn hóa các bản.

Ông Đào Tài Tuệ, Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu cho biết: "Khi mới triển khai, chúng tôi rất lo nhưng chỉ một thời gian ngắn, nhờ sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động, đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân. Đồng bào các dân tộc đã hiểu được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM nên tích cực tham gia, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn".

Tất cả các nội dung liên quan đến xây dựng NTM được đưa vào các cuộc họp để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, thực hiện... từ đó tạo sự đồng thuận của người dân đối với chính quyền.  

Bước chuyển mình mạnh mẽ

“Phong trào xây dựng NTM phát triển rộng khắp các xã, bản, trong đó nổi bật là phong trào làm đường giao thông nông thôn. Hàng nghìn hộ dân đã tự nguyện hiến đất làm đường, xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao... lên đến cả triệu mét vuông đất.

Bộ mặt nông thôn miền núi đang khởi sắc từng ngày. Hàng trăm tuyến đường nội bản, liên bản, đường nội đồng... được bê tông hóa, cứng hóa, tạo thuận lợi cho việc đi lại, thông thương, phát triển kinh tế”, ông Tòng Văn Diện, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thuận Châu nói.

Đến nay, huyện Thuận Châu đã hoàn thành hơn 300 tuyến đường giao thông nông thôn, với tổng kinh phí hơn 200 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ hơn 70 tỷ đồng, còn lại là do nhân dân đóng góp. 

Cùng với giao thông nông thôn, huyện cũng chú trọng đầu tư xây dựng, sửa chữa kênh mương, công trình thủy lợi, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế... thông qua việc lồng ghép các chương trình, dự án... góp phần tô điểm cho bức tranh miền núi rực rỡ hơn, sáng lạn hơn.

Để xây dựng NTM bền vững, huyện Thuận Châu tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Hàng loạt các mô hình phát triển kinh tế được triển khai như mô hình trồng cây mắc ca tại các xã Phổng Lái, Púng Tra; mô hình trồng chuối tiêu hồng tại xã Chiềng Ly...

Trường Tiểu học Bình Thuận là một trong 21 trường đạt chuẩn quốc gia ở Thuận Châu

Thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc, huyện hỗ trợ người dân giống, vốn kỹ thuật để trồng các loại cây ăn quả như chanh leo, cam, bưởi... Chỉ đạo phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, phát huy lợi thế thổ nhưỡng, khí hậu vùng miền, hình thành vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được bà con nông dân đẩy mạnh. Người dân ý thức hơn trong việc xây dựng chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm chứ không còn thả rông hơn trước. Nhờ đó, trâu, bò, lợn, gà phát triển mạnh, tỷ lệ tăng đàn năm sau cao hơn năm trước... Song song với chăn nuôi, vấn đề chất thải chăn nuôi cũng được thu gom, xử lý triệt để.

“Muốn người dân đóng góp xây dựng NTM thì trước hết làm sao để bà con ấm cái bụng. Dân còn đói, còn nghèo thì bà con có muốn đóng góp cũng lực bất tòng tâm. Xác định như vậy nên huyện vận động bà con thay đổi tập quán canh tác từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo hướng đa cây, đa con, trong đó tập trung vào trồng cây ăn quả, phát triển mạnh đàn trâu, bò, dê...”, ông Tuệ cho hay.

10-10-08_1
Bà con dần từ bỏ thói quen thả rông gia súc, chuyển sang chăn dắt và làm chuồng nuôi nhốt

Nhờ có những bước đi thích hợp mà đời sống, thu nhập của người dân các xã, thị trấn được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người từ chỗ 3,4 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, nay đã đạt khoảng 10 triệu đồng/người/năm đối với khu vực nông thôn; tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm mạnh qua từng năm, mỗi năm giảm từ 3 - 5%.

Từ chỗ đời sống vật chất của người dân được nâng lên kéo theo những chuyển biến tích cực về đời sống văn hóa tinh thần. Bà con các dân tộc quan tâm hơn tới việc học hành của con em. Các ngành học, bậc học phát triển nhanh về quy mô trường, lớp và học sinh.

Công tác y tế, dân số có chuyển biến, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức nhân dân được nâng cao. Hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông được tăng cường, các lễ hội truyền thống đã và đang được khôi phục, phát huy, thắt chặt tình làng, nghĩa xóm... Đời sống vật chất và tinh thần của người dân đang được nâng lên từng ngày.

Hiện toàn huyện Thuận Châu có 21/116 trường học đạt chuẩn quốc gia; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 11%. 10/28 xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Huyện phấn đấu đến hết năm 2017 có thêm 4 xã Nậm Lầu, Púng Tra, Phổng Lập, Chiềng La có trạm y tế đạt chuẩn.

Tỉ lệ số hộ khu vực nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 87%. Hệ thống chính trị các xã, bản luôn được quan tâm kiện toàn về tổ chức, đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được được giữ vững...

Theo Thanh Ngân/Báo nông Nghiệp.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Hôm nay64,890
  • Tháng hiện tại895,617
  • Tổng lượt truy cập92,069,346
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây