Học tập đạo đức HCM

Rau sạch vùng biên

Thứ ba - 21/11/2017 23:10
Một số hộ nghèo ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên-Huế) theo đuổi mô hình kinh tế trồng rau sạch, bước đầu cho hiệu quả cao.
Bà Lê Thị Nga (tổ 2, TT.A Lưới, H.A Lưới, Thừa Thiên-Huế) vốn có nghề trồng lúa, nhưng nay đã nghiễm nhiên trở thành chủ trang trại trồng hoa và rau sạch. “Trồng lúa, thu nhập không đủ để ăn chứ nói gì đến nuôi con ăn học. Nhưng mấy năm gần đây, khi chuyển qua trồng rau sạch, thu nhập ổn định hơn nên vợ chồng tôi có điều kiện cho còn học hành, đứa nhỏ vừa mới tốt nghiệp đại học”, bà Nga khoe.
Sở hữu diện tích khoảng 3.000m2, gia đình bà Nga trồng rau sạch xen lẫn với một số loài hoa thích hợp với khí hậu miền núi. Các loại rau như xà lách, bắp cải đều được bón phân tự nhiên (phân chuồng), không sử dụng phân hóa học và các loại thuốc trừ sâu. 
 
 
Rau sạch vùng biên - ảnh 1

Chúng tôi đã làm việc và ký biên bản hợp tác với các cửa hàng, siêu thị ở TP.Huế, đảm bảo đầu ra để người dân an tâm sản xuất

Rau sạch vùng biên - ảnh 2
 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND H.A Lưới

 
Tại các vườn rau, hằng ngày tự tay vợ chồng bà thay nhau tưới tiêu, chăm sóc kỹ lưỡng. Tuy nhiên, theo bà Nga, các loại rau sạch hiện nay có vẻ bề ngoài không “bắt mắt” bằng các loại rau sử dụng thuốc hóa học nên người tiêu dùng địa phương ít chuộng. Rau tuy sạch và chất lượng, nhưng giá bán có khi lại thấp hơn. 
“Nhiều khi ra chợ thấy người ta bán rau có phun thuốc mà lại “được giá” hơn rau sạch của mình, tôi cũng thất vọng lắm. Rau của họ dùng thuốc nên màu sắc rất tươi, nên được ưa chuộng hơn”, bà Nga tâm sự. Mặc dù vậy, vợ chồng bà vẫn quyết tâm theo đuổi mô hình rau sạch. Tất cả vì mục tiêu đảm bảo chất lượng và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Tìm đầu ra tại siêu thị
Giờ đây, mỗi ngày vườn rau sạch mang lại cho gia đình bà Nga khoản lợi nhuận xấp xỉ 300.000 đồng, sau khi trừ hết các chi phí. Đây là nguồn thu không lớn, nhưng ở địa bàn vùng biên như A Lưới thì lại rất ấn tượng. Con trai út của bà Nga sau khi học hết đại học cũng ấp ủ ý tưởng về quê cùng cha mẹ mở rộng mô hình trồng rau sạch. Không chỉ có rau sạch, trang trại của bà Nga còn mở rộng quy mô và diện tích trồng hoa. Hiện một số loài hoa như cúc, ly ly… cũng tạo nguồn thu nhập kha khá.
Trang trại của bà Nga chỉ là “điển hình” ở vùng cao A Lưới, bởi có thêm nhiều hộ dân thuộc diện nghèo khó đã mạnh dạn theo đuổi mô hình nông nghiệp này, sau khi nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn vốn của chính quyền địa phương.
Trước đây, cũng như trường hợp bà Nga, nhiều hộ dân tại A Lưới chủ yếu dựa vào việc trồng lúa, làm rẫy nên thu nhập rất bấp bênh. Giờ đây, nhiều thửa ruộng đã được đầu tư chuyển đổi thành những khu vườn trồng rau sạch, trồng hoa màu.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND H.A Lưới, khẳng định địa phương vẫn đang tạo điều kiện tốt nhất để người dân thực hiện mô hình kinh tế mới nhằm cải thiện đời sống vật chất.
“Hiện tại, mô hình rau sạch A Lưới cho ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng. Chúng tôi đã làm việc và ký biên bản hợp tác với các cửa hàng, siêu thị ở TP.Huế, đảm bảo đầu ra để người dân an tâm sản xuất, đồng thời nâng cao giá trị nông sản của các trang trại trên địa bàn huyện”, ông Hùng nói.
Nguồn: thanhnien.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập147
  • Hôm nay16,531
  • Tháng hiện tại1,302,956
  • Tổng lượt truy cập88,658,026
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây