Học tập đạo đức HCM

Ninh Bình: Nuôi con đặc sản cho thu nhập tiền tỷ

Thứ sáu - 23/12/2016 02:16
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Ông Phan Văn Miền, chủ trang trại nuôi con đặc sản tại xã Yên Mạc, huyện Yên Mô là một tấm gương nông dân như thế.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo, gắn bó với nghề nông từ nhỏ, ông Miền luôn trăn trở, suy nghĩ tìm cách để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, với diện tích canh tác nhỏ lẻ, việc đầu tư sản xuất rất hạn chế, thu nhập chẳng là bao. Năm 2003, gia đình ông mạnh dạn thuê lại 3ha diện tích đất trũng, cấy lúa kém hiệu quả của địa phương để bắt tay vào khai hoang, cải tạo, xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp. "Biết bao khó khăn, vất vả khi biến vùng đất "chẳng ai muốn làm" ấy thành cơ đồ như ngày nay, từ việc phát hoang cỏ dại đến san lấp mặt bằng, xây dựng chuồng trại" - ông Miền nhớ lại. Nhờ có bàn tay chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó của vợ chồng ông mà cả một khu đất hoang mênh mông đã dần định hình thành mô hình trang trại. Ban đầu, gia đình ông tập trung nuôi bò sữa, nhưng với biến động của thị trường khiến cho công việc chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Xác định cần đa dạng hóa các loại con nuôi, ông Miền quyết định chuyển sang nuôi bò sinh sản và bò thương phẩm, nuôi lợn nái ngoại (chủ yếu là giống lợn Bỉ và Buroc) kết hợp thả cá, chăn nuôi thêm gà, vịt. Có thời điểm dịch bệnh xảy ra, giá cả bấp bênh nhưng gia đình ông vẫn không nản trí, vừa làm vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ thất bại.
 
Năm 2013, được địa phương tổ chức cho đi thăm quan học tập mô hình nuôi vịt trời thuần hóa và gà Đông Tảo tại các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, thấy các loại con nuôi mới mang lại giá trị kinh tế cao, ông Miền tiếp tục đầu tư mua 1.000 con vịt trời bố mẹ và 50 cặp gà Đông Tảo từ Viện Bảo tồn giống Trung Ương về nuôi tại trang trại. Áp dụng những kiến thức có được từ chuyến tham quan, ông Miền còn tích cực tìm hiểu trên sách, báo, internet về kỹ thuật phù hợp với từng loại vật nuôi. Khi hỏi về đặc tính của bất cứ loại con nuôi nào trong trang trại, chúng tôi đều được ông giải thích tường tận. Hàng năm, gia đình ông cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận hàng chục cặp bò sinh sản, bò thương phẩm; hai chục tấn lợn thương phẩm và lợn con các loại. Đặc biệt 2 con nuôi đặc sản là vịt trời và gà Đông Tảo đã mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình ông.
 
Vịt trời được ông nuôi bằng thức ăn sạch nên chất lượng thịt thơm ngon được nhiều người tìm đến mua. Ông Miền còn đầu tư thêm lò ấp trứng công suất lớn, mỗi năm cung cấp hàng nghìn vịt trời giống cho thị trường. Năm 2016, trang trại của ông duy trì 4.000 vịt trời bố mẹ, 22.000 vịt trời thương phẩm và cung cấp cho nhân dân trong vùng 18.000 vịt trời giống; 450 gà Đông Tảo trong đó có loại quý hiếm giá lên tới 40 triệu đồng/con. Từ việc đa dạng hóa các loại con nuôi, nhanh nhạy nắm bắt thị trường, hàng năm gia đình ông Phan Văn Miền thu lãi gần 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 16 lao động với thu nhập bình quân từ 3,5 - 4 triệu đồng. Nói về những thành quả đạt được, ông bảo mình cứ hết lòng với công việc, tìm tòi cái mới, không ngại khó, ngại khổ thì ắt sẽ thắng lợi.
 
Điều đáng khâm phục ở người nông dân này còn là những đóng góp quý báu ông dành cho cộng đồng. Từ năm 2012 đến nay, từ nguồn kinh phí của gia đình, ông Miền đã tổ chức 3 lớp dạy nghề, chuyển giao kinh nghiệm chăn nuôi cho 150 nông dân địa phương, giúp nhiều hộ xây dựng mô hình chăn nuôi thành công, cải thiện đời sống gia đình. Những hộ có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương như hộ ông Oanh (xã Yên Mạc), ông Luyên (xã Yên Từ), ông Tuyển, ông Vũ (xã Xích Thổ - Nho Quan), ông Hương (Thanh Hóa)... được gia đình ông cho vay vốn không tính lãi, bán chịu con giống dài hạn trị giá lên tới trên 100 triệu đồng. Gia đình ông luôn đi đầu trong hoạt động đóng góp ủng hộ các quỹ từ thiện nhân đạo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
 
Với những thành tích đạt được, tháng 10 vừa qua, tại Hội nghị biểu dương điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Ninh Bình lần thứ II, ông Phan Văn Miền là một trong 143 điển hình nông dân vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. Ông là một trong 6 nông dân đạt danh hiệu "

Theo Phạm Hường/HND
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại925,368
  • Tổng lượt truy cập92,099,097
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây