Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp sạch nhờ... 'tân dược' tự chế

Thứ ba - 18/09/2018 05:24
Sử dụng chế phẩm sinh học, trồng cây dẫn dụ, dùng bẫy để trừ sâu bệnh gây hại cây trồng ngày càng được nhiều nông dân sử dụng. Những phương pháp này đang trở thành hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp, với mục tiêu để có được sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng, không gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho người sử dụng.

Điểm chung của việc sử dụng chế phẩm sinh học, trồng cây dẫn dụ, dùng bẫy… là dễ làm, dễ sử dụng, dễ tìm nguyên liệu… và hiệu quả không thua kém các loại hóa chất trừ sâu nên năng suất vẫn bảo đảm, chất lượng vượt trội.

Sạch và thân thiện

Về xã Tào Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An), không khó để hỏi về bí quyết diệt trừ sâu bệnh gây hại cây trồng từ các loại thảo dược thiên nhiên. Gặp bất cứ ai, chúng tôi đều được họ chia sẻ, hướng dẫn tường tận, tỷ mỷ… cách bào chế và sử dụng thuốc.

Có lẽ cũng vì thế mà việc sử dụng thảo dược thay thế hóa chất trong phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng đã và đang được nông dân xã Tào Sơn thực hiện mang lại hiệu quả cao từ nhiều năm nay.

Chỉ từ các loại củ, quả như tỏi, ớt cay, gừng xay nhuyễn ngâm với rượu trắng, sau thời gian nhất định đã cho được dung dịch là “khắc tinh” của nhiều loại sâu bệnh.

Ông Nguyễn Viết Bảy (thôn 9 xã Tào Sơn) cho biết: Chỉ cần chịu khó chứ không khó làm. Việc chế thuốc cần tuân thủ theo nguyên tắc và tỷ lệ nhất định. Sau khi đã ngâm gừng, ớt cay, tỏi xay nhuyễn với rượu trong thời gian 7 - 15 ngày thì lắng lọc cặn để sử dụng. Số bã còn lại tiếp tục cho rượu vào ngâm để sử dụng cho các lần tiếp theo. Việc sử dụng dung dịch tùy theo mật độ sâu để pha cho hợp lý.

“Tôi đã dùng thuốc BVTV mua ở các đại lý và thuốc trừ sâu tự chế của mình để đối chứng. Kết quả cho thấy thuốc trừ sâu tự chế hiệu quả ngang ngửa so với các loại thuốc BVTV trên thị trường”, ông Bảy khẳng định.

Tính đến nay, đã có hàng trăm hộ dân tại xã Tào Sơn áp dụng hình thức sử dụng chế phẩm sinh học này để trừ sâu bệnh. Qua tìm hiểu của chúng tôi, các xã vùng lân cận thuộc huyện Anh Sơn như Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, Lạng Sơn… cũng đã tự chế thuốc trừ sâu bằng thảo dược để phòng trừ sâu bệnh gây hại.

Nhờ sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược, sản phẩm rau màu, lúa, củ, quả của các hộ nông dân nơi đây làm ra đến đâu bán hết đến đó với giá cao.

thuoc-tru-sau-bang-thao-duoc-J-4793-8105

Phun thuốc trừ sâu bằng thảo dược ở xã Tào Sơn

An toàn để tạo ra nông sản sạch

HTX dịch vụ nông nghiệp Hoàng Hà (xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) là một trong những HTX “đầu tàu” đưa vào sử dụng chế phẩm sinh học gừng, tỏi, ớt cay, thuốc lào ngâm với rượu trắng để trừ sâu bệnh thay vì mua hóa chất BVTV. Quá trình canh tác của HTX này được 100% hộ dân áp dụng các biện pháp sản xuất hữu cơ đối với bí, rau xanh, mướp, dưa chuột... Ngoài ra, HTX còn hướng dẫn các hộ dân kết hợp trồng một số loại cây nhử sâu bọ, dùng bẫy sinh học để tiêu diệt bướm… vì vậy, cây trồng được bảo đảm an toàn và rất ít sâu bệnh; chất lượng sản phẩm sạch.

Ông Nguyễn Viết Sơn - Giám đốc HTX Hoàng Hà, cho hay: “Người dân ở đây phun thuốc trừ sâu từ chế phẩm sinh học nên không cần dùng khẩu trang, đồ bảo hộ như trước đây sử dụng hóa chất trừ sâu. Sau khi phun xong có thể sử dụng các sản phẩm ngay và không cần cách ly. Nhiều khách hàng biết vậy nên sản phẩm rau, củ, quả của HTX dễ bán và rất được giá”.

Theo những người sử dụng chế phẩm sinh học từ gừng, tỏi, ớt cay ngâm với rượu để trừ sâu bệnh cho biết: dung dịch này có thể trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại như sâu tơ, sâu đục thân, sâu đục quả, nhện đỏ, bọ xít xanh...; hiệu lực của thuốc kéo dài do thuốc có khả năng diệt trừ được cả trứng, sâu non và sâu trưởng thành. Đặc biệt, nếu phun vào thời điểm sáng sớm và trên cơ sở mật độ của sâu bệnh nhiều hay ít để hòa dung dịch đậm hay nhạt thì càng cho hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc sở NN&PTNT Nghệ An, cho biết: Đây là cách làm mới nhưng rất thực tế, dễ làm, hiệu quả, giảm được chi phí trong sản xuất. Ngành rất khuyến khích người nông dân sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh từ những nguyên liệu thiên nhiên để vừa bảo vệ môi trường, an toàn cho người sử dụng nhưng quan trọng hơn là để tạo ra nông sản sạch.

Thanh Hải/thoibaokinhdoanh.vn/

 Tags: sử dụng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại276,262
  • Tổng lượt truy cập92,653,926
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây