Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới - Khi dân biết, dân bàn, dân làm và dân thụ hưởng

Thứ bảy - 11/07/2015 23:04
(Xây dựng) - Chỉ về phía con đường bê tông phẳng lì trước nhà, bác Trần Ngọc Khả ở thôn Đoài, xã Tàm Xá, huyện Đông Anh, Hà Nội hồ hởi: Con đường này được đổ hoàn toàn bằng kinh phí bà con trong ngõ đóng góp. Trước kia đường đất, hễ cứ mưa là lầy lội, bà con đi lại phiền hà lắm!

Xã hội hóa - sức mạnh của nông thôn mới

Nằm bên kia bờ sông Hồng, Tàm Xá vốn là một vùng quê ngoại thành thuần nông, bà con quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng cũng chỉ gọi là đủ ăn, chứ chưa nhiều người có của đề dành. Và rồi bằng sự chịu thương chịu khó, cộng với truyền thống của một vùng quê giàu khí tiết cách mạng, Tàm Xá dần thay da đổi thịt khi bước vào xây dựng nông thôn mới.

Bằng nguồn vốn của địa phương, cộng với phần đóng góp từ nhân dân và doanh nghiệp, Tàm Xá đã triển khai rất hiệu quả công tác xã hội hóa nguồn vốn, thu hút được sự tham gia của doanh nghiệp và người dân vào công tác xây dựng nông thôn mới và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.


Cây quất cảnh dần trở thành cây chủ lực, mang lại thu nhập cao và ổn định cho người dân Tàm Xá.

Là xã ngoại thành, dựa vào nông nghiệp là chính nên khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Tàm Xá tiếp tục chọn nông nghiệp làm gốc. Năm 1999, xã đã thực hiện giao đất cho các hộ gia đình theo Nghị định 64 của Chính phủ. Xã tập trung lãnh đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng theo vùng quy hoạch đã được UBND huyện phê duyệt. Qua 4 năm, đến nay toàn xã đã thực hiện chuyển đổi được 116,12ha, đặc biệt trong năm 2014 tăng 49,4ha. Chủng loại cây trồng đa dạng như quất cảnh, đào cảnh, nhiều loại cây ăn quả như bưởi Diễn, hồng xiêm, mít Thái, ổi, táo, chuối tiêu hồng, đu đủ…; các loại rau như cải bắp, su hào, cà chua, dưa leo…

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả các giải pháp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên kinh tế trên địa bàn đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ: Nếu như năm 2010, tổng thu nhập trên địa bàn xã đạt 68 tỷ thì đến năm 2014 đã tăng lên 125 tỷ đồng; thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 9,8 triệu năm 2010 lên 27 triệu năm 2014.

Để phục vụ sản xuất, và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, trong 5 năm qua, được sự quan tâm của Huyện ủy và UBND huyện, cùng với sự cố gắng của cấp ủy, chính quyền và sự đóng góp của doanh nghiệp và người dân trong xã, Tàm Xá đã đầu tư khoảng 18 tỉ đồng để thực hiện cứng hóa toàn bộ hệ thống đường giao thông nội đồng, trong đó Công ty TNHH Nhật Anh - một doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng đang hoạt động trên địa bàn xã đóng góp nhiều tỷ đồng; xã cùng đã đầu tư hệ thống điện phục vụ sản xuất, giúp cho việc canh tác của người dân gặp nhiều thuận lợi.


Đường ra khu chuyên canh nông nghiệp đã được bê tông hóa, khiến việc đi lại của bà con thêm thuận tiện.

Bên cạnh đó các công trình trọng điểm khác cũng được chú trọng: Hệ thống trường lớp của 3 nhà trường được đầu tư sửa chữa nâng cấp, đáp ứng nhu cầu dạy và học của con em địa phương; cải tạo, nâng cấp trụ sở UBND xã, xây mới trụ sở làm việc của thôn Đoài, đầu tư sân bóng đá, làm mới hệ thống đài truyền thanh không dây, sửa chữa nâng cấp trạm y tế…


Các hạ tầng điện, đường, trường, trạm cũng được quan tâm đầu tư.

Khi dân biết, dân bàn, dân làm và dân thụ hưởng

Trở lại con đường bê tông ở thôn Đoài, nơi bác Trần Ngọc Khả - với vai trò là trưởng ngõ, đã đứng lên vận động bà con, mỗi gia đình đóng góp 7,5 triệu đồng để bê tông hóa con đường qua ngõ. Nhờ uy tín cũng như chính người dân thấy được ích lợi của con đường với cuộc sống của mình, không chỉ đóng đủ mà nhiều gia đình còn đóng thêm gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với mức huy động chung. Nhờ vậy sau khi hoàn thành con đường, kinh phí còn thừa, Ban vận động đã trả lại mỗi gia đình gần 2 triệu đồng.


Bác Trần Ngọc Khả (ảnh trên, bên trái) và con đường được làm hoàn toàn từ tiền đóng góp của người dân trong ngõ.

Không chỉ góp tiền làm đường, người dân còn hò nhau tổ chức lực lượng thu gom rác thải sinh hoạt, tự nguyện đóng góp một phần kinh phí để duy trì hoạt động này. Cùng với hệ thống mương, rãnh thoát nước được xã khơi thông hàng năm, việc tổng vệ sinh vào sáng thứ 7 được phát huy, các đoạn đường tự quản được các tổ chức duy trì xuyên… nhìn chung tình hình vệ sinh môi trường của xã từng bước được cải thiện, ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường ngày càng cao.

Nhờ sự đồng thuận của người dân, sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo địa phương, chỉ sau 5 năm, từ 8 tiêu chí đạt trên tổng số 19 tiêu chí khi mới bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Tàm Xá đã cơ bản đạt cả 19/19 tiêu chí. Ngày 2/2/2015, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định công nhận Tàm Xá đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014. Nói theo cách của ông Hoàng Viết Phương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tàm Xá, thì nhờ làm tốt công tác tuyên truyền theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân thụ hưởng”, mà mọi chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đều được phổ biến, bàn bạc với người dân, từ đó họ thấu hiểu, thấy được lợi ích và đi đến sự đồng thuận trong thực hiện.

Tuấn Đông
theo baoxaydung

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại285,667
  • Tổng lượt truy cập92,663,331
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây