Học tập đạo đức HCM

Nữ kế toán ươm mầm xanh trên cát

Thứ tư - 07/12/2016 10:51
Tốt nghiệp cử nhân kế toán, đang có công việc ổn định, Nguyễn Thị Phương Lan (1984) bất ngờ bỏ ngang để về quê ở xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình thuê đất cát làm trang trại. Sau 3 năm quăng quật với cát, cô gái trẻ đã biến vùng đất bạc màu thành một trang trại hữu cơ “siêu sạch” bốn mùa rau xanh, quả ngọt... mỗi năm thu lãi đều đặn hàng trăm triệu đồng.

Bắt cát “nở hoa”

Người dân xã Bảo Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình) vốn quen nghề biển, nên chẳng ai quan tâm đến một vùng đất cát rộng lớn nhưng cằn cỗi ở phía Nam của xã. Thế rồi 3 năm nay, ai đi qua đây cũng ngạc nhiên khi thấy một trang trại chuyên trồng các loại rau, củ, quả bốn mùa tươi xanh. Hiện là một địa chỉ chuyên cung cấp sau, củ, quả... “siêu sạch” tin cậy cho các khách hàng VIP tại thành phố Đồng Hới và các vùng lân cận.  Hỏi ra mới biết, chủ nhân của trang trại là một cô gái thế hệ 8X.

 nu ke toan uom mam xanh tren cat hinh anh 1

Tất cả các loại rau quả ở trang trại đều được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ.
ảnh: Phan Phương

Dẫn khách thăm quan trang trại, cô gái trẻ không giấu được niềm tự hào sau nhiều năm bỏ công sức quăng quật cùng cát để bắt cát “nở hoa”. Phương Lan kể, năm 2012, sau khi tốt nghiệp đại học, cô đi làm kế toán cho một doanh nghiệp lớn nhưng cũng năm đó, gia đình cô đấu thầu được 50 ha đất cát phía Nam của xã để làm trang trại. Vì nhà neo người nên bố mẹ bảo cô bỏ việc về quê quản lý trang trại.

“Hồi đó cũng có đôi chút đắn đo vì công sức 4 năm đại học chẳng lẽ bỏ đi để về làm nông dân. Nhưng cuối cùng em cũng quyết định nghỉ việc để về giúp bố mẹ...”, Phương Lan tâm sự.

Rời khỏi phòng kế toán, những ngày đêm trằn mình trên cát cùng những người nông dân, tình yêu đất, yêu cây đến với cô gái trẻ lúc nào không hay. Tạm quên đi những con số bạc tiền khô khan, Phương Lan bắt đầu mua sách, báo, rồi lên mạng tìm hiểu những mô hình làm trang trại, đặc biệt là những mô hình trang trại trên cát. Cuối cùng, Phương Lan đã chọn cho mình một hướng đi riêng, đó là làm trang trại hữu cơ.

Theo Phương Lan, làm trang trại hữu cơ không chỉ đem đến cho khách hàng nguồn thực phẩm sạch, an toàn mà còn bảo vệ môi trường sống lâu dài. Nói thì dễ nhưng thực tế khi bắt tay vào công việc, Phương Lan đã gặp không ít khó khăn. Trồng rau, củ, quả sạch tuy bán được giá cao gấp 3 đến 4 lần loại bình thường nhưng công sức, kinh phí bỏ ra không nhỏ và luôn gặp phải rủi ro vì sâu bọ phá hoại.

Phương Lan kể, ngày mới bắt tay vào làm trang trại theo phương pháp hữu cơ, có những loại rau đang lên mơn mởn mà chỉ sau một đêm đã bị sâu ăn xơ xác. Nhiều lần cô phải “muối mặt” xin lỗi khách hàng vì đã không có rau cung ứng như đã cam kết.

Thế rồi, sau nhiều đêm thức trắng cùng những luống rau, dàn quả để theo dõi chu kỳ sinh trưởng cũng như những loại sâu bọ phá hoại, Phương Lan đã tìm ra được cách khắc phục bằng việc sử dụng thiên địch để đuổi sâu bọ. Cô còn bỏ công sức nghiên cứu về lưới thức ăn sinh học. Loại sâu nào cô cũng phải xem và tìm đúng loại thiên địch để diệt. Ngoài ra, sau nhiều lần  nghiên cứu Phương Lan đã tìm được cách pha chế thuốc trừ sâu từ nguyên liệu tự nhiên như tỏi, ớt, gừng, tiêu để gây mùi hắc, đuổi xa các loại sâu cắn phá...

Hút hàng khách VIP

“Lúc mới làm trang trại, em cũng đứng giữa 2 lựa chọn trồng rau quả theo phương pháp hữu cơ hay theo phương pháp thông thường. Cuối cùng em đã quyết định chọn làm theo phương pháp hữu cơ. Bởi lẽ, trước hết để có nguồn rau sạch dùng trong gia đình, bạn bè và người thân. Thứ hai, trồng rau hữu cơ sẽ không gây ô nhiễm đất và nguồn nước, người tiêu dùng có một sức khỏe tốt, an toàn khi mua sản phẩm của trang trại”
Nguyễn Thị Phương Lan

Mùa nào trang trại của Phương Lan cũng có các loại rau, củ, quả “siêu sạch” để cung cấp cho thị trường. Phương Lan cho biết, qua nhiều năm làm ăn uy tín, trang trại của cô đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy, ngay cả những khách hàng “hạng sang” ở thành phố Đồng Hới cũng tìm đến. 

Ngoài những loại loại rau, củ, quả như: cải xanh, hành lá, xà lách, mướp đắng, cà chua, khoai lang… trang trại của Phương Lan còn nổi tiếng với dưa hấu. Phương Lan cho biết, ở các vùng khác, dưa hấu thường được trồng đúng vụ thì ở đây, dưa hấu được trồng gối vụ và thu hoạch rải rác từ tháng Giêng cho đến tháng Bảy âm lịch, khi bắt đầu mưa lũ. Giá dưa hấu ở trang trại lúc nào cũng cao gấp 3 lần so với dưa hấu khác bán ở chợ.

“Dưa của em làm được bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Khách hàng của em thường là những người “có tiền” trong thành phố Đồng Hới. Họ đặt hàng thường xuyên ở trang trại em nhưng nhiều lúc vẫn không đủ hàng để cung cho họ” – Phương Lan tự hào cho biết.

Chị Dương Thị Uyên (ở Nam Lý, thành phố Đồng Hới) một khách hàng thường xuyên của trang trại chia sẻ: “Mặc dù giá cả có đắt hơn so với thị trường nhưng mua sản phẩm ở trang trại hữu cơ của chị Lan, tôi cảm thấy rất yên tâm vì biết nó rất an toàn cho sức khỏe của gia đình. Đặc biệt, tôi thấy dưa hấu ở đây rất ngọt, mát và mọng nước…”.

Theo Phương Lan, dưa hấu ở trang trại của cô nổi tiếng, được khách hàng ưa chuộng không chỉ ngọt thanh, mọng nước mà còn vì nó “nói không với chất hóa học”. Trồng được loại dưa này cũng rất kỳ công. Ở trang trại của Lan, mọi công đoạn đều phải làm theo phương pháp hữu cơ. Trước hết là khâu làm sạch đất: để có một diện tích đất nhất định để trồng cây, cô và những người làm phải nhiều đêm thức trắng bới từng thước đất để bắt sùng, bắt sâu. “Nhiều người bảo sao không phun thuốc diệt cho nhanh, mình không muốn dùng thuốc vì sẽ bị giữ lại trong đất, sẽ làm cho rau, củ, quả  không còn sạch”, Phương Lan chia sẻ.

Đất cát vốn ít dinh dưỡng, độ ẩm thấp, nên mỗi khi chuẩn bị vào vụ hay trồng một loại cây mới lại phải cải tạo đất. Việc cải tạo đất ở đây cũng rất tốn kém. Để đất có dinh dưỡng và giữ ẩm tốt phải bón thật nhiều phân bò đã được ủ hoai. “Để trồng 500m2 dưa hấu, phải bón 2 lần phân bò, mỗi lần 1 xe 5m3 với giá 1,7 triệu đồng, một ngày 2 lần tưới nước. Nếu tính ra, chi phí để trồng dưa hấu và rau sạch đắt gấp 10 lần so với trồng thông thường. Bù lại sản phẩm của trang trại làm không kịp để tiêu thụ dù giá rau, củ quả... lúc nào cũng đắt gấp 3 đến 4 lần giá thị trường”, Phương Lan cho biết.

Hiện Phương Lan đang mở rộng đầu tư chăn nuôi lợn bản lông đen và đào ao thả cá... Tuy nhiên, theo cô gái trẻ, dù trồng cây gì, nuôi con gì cũng đều áp dụng theo phương pháp hữu cơ, nói không với chất hóa học./.

Tác giả bài viết: Phan Phương

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Hôm nay28,578
  • Tháng hiện tại941,124
  • Tổng lượt truy cập93,318,788
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây