Học tập đạo đức HCM

Nuôi ba ba thu nửa tỷ đồng mỗi năm

Thứ hai - 09/05/2016 05:07
Những gia đình nuôi ba ba ở thôn Vĩnh Thượng, xã Khai Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) đều thu về 500 triệu đồng mỗi năm.

Hơn một thập niên theo nghề nuôi ba ba, am hiểu con vật như lòng bàn tay đã giúp anh Phan Hồng Sơn ngụ thôn Vĩnh Thượng, xã Khai Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) thu về 500 triệu đồng mỗi năm.

Là một trong những hộ nuôi ba ba gai lâu năm, anh Phan Hồng Sơn chia sẻ: “Hơn 10 năm theo nghề này, tôi thấy nuôi ba ba không vất vả, hiệu quả kinh tế cao, dễ nuôi, ít dịch bệnh. Để thành công, cần phải hiểu rõ về chúng, trong đó kỹ thuật cho ba ba ăn rất quan trọng”.

 

nuoi ba ba thu nua ty dong moi nam hinh 0
Chuyển từ trồng trọt sang nuôi ba ba gai, nhiều hộ nông dân thu hơn nửa tỷ đồng/năm. (Ảnh: Internet)

Anh Sơn cho biết, ba ba ăn các loại cá tạp và ốc. Tuy nhiên, thức ăn phù hợp nhất với ba ba là cá mè tươi băm nhỏ. Ba ba ăn nhiều khi trời nóng, ăn ít khi trời mát, trời rét chúng không ăn gì. Nếu cho ăn ngày nào cũng giống nhau thì ngày nóng ba ba ăn thiếu, ngày mát và rét lạnh ba ba không ăn hết gây lãng phí và dễ bị ô nhiễm nguồn nước do thức ăn tồn đọng. Hiện với, 8 ao nuôi (diện tích mỗi ao từ 200 đến 300 m2) và 40 bể (diện tích 0,8m2/bể) anh nuôi thả hơn 700 con ba ba gai thương phẩm.

Theo anh Sơn, các hộ nuôi ba ba xã Khai Thái đang nuôi 2 loại là: ba ba gai và ba ba trơn. Thời gian nuôi ba ba trơn là 2 năm và ba ba gai phải 3 năm mới đạt trọng lượng chuẩn để xuất bán. Tuy thời gian nuôi lâu hơn, nhưng ba ba gai có trọng lượng gần gấp đôi so với ba ba trơn. Chất lượng thịt ngon hơn ba ba trơn nên giá bán cao hơn. Nuôi ba ba gai đòi hỏi vốn đầu tư lớn nên tôi áp dụng cách nuôi gối vụ. "Bình quân mỗi năm tôi xuất bán hơn 200 con ba ba gai, với giá khoảng 500.000 đồng một kg, thu về nửa tỷ đồng mỗi năm, trừ chi phí còn lãi hơn 200 triệu đồng", anh tiết lộ.

Từ vài hộ nuôi ba ba, đến nay toàn xã Khai Thái có khoảng 50 hộ nuôi ba ba, trong đó hơn 30 hộ nuôi với quy mô lớn. Nhờ gắn bó với nghề, “hiểu” được tập tính của ba ba mà nhiều hộ dân nơi đây đã có thu nhập cao.

 
 

 

Mới nuôi ba ba cách đây chưa lâu nhưng anh Nguyễn Văn Tiến (thôn Vĩnh Thượng) đã có thu nhập cao từ nghề này. Vừa qua, anh Tiến xuất bán hơn 1.000 con ba ba trơn thu về gần 300 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư con giống, thức ăn, anh còn thu lãi 220 triệu đồng.

Anh Tiến kể, năm 2013, thấy các hộ dân trong xã có thu nhập cao từ nghề nuôi ba ba, anh đã mạnh dạn đầu tư cải tạo 3 sào ruộng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi ba ba trơn. Được các hộ đi trước hướng dẫn cặn kẽ kỹ thuật nuôi ba ba từ cách thiết kế ao nuôi đến kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh cho ba ba nên anh đã thắng lớn ngay từ vụ đầu tiên. "Tôi thấy, nuôi ba ba cho hiệu quả kinh tế cao gấp mấy chục lần so với trồng lúa”, anh nói.

Anh Tiến chia sẻ thêm, ao nuôi ba ba phải xây tường bao kiên cố và rải cát mịn xung quanh đáy ao. Làm thế để đảm bảo đảm nguồn nước sạch và ba ba có chỗ trú ẩn khi thời tiết thay đổi. Bệnh ba ba hay mắc phải là ghẻ, nấm da, người nuôi cần thường xuyên theo dõi để xử lý kịp thời.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Khai Thái, Nguyễn Văn Cam cho biết: Nghề nuôi ba ba đã có ở xã Khai Thái từ hơn 15 năm nay. Từ nuôi ba ba nhiều hộ dân mới đây đã có thu nhập vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Xuất phát với vài hộ ban đầu đến nay toàn xã có khoảng 50 hộ, nuôi tập trung chủ yếu ở thôn Vĩnh Thượng.

Theo ông Cam, nghề nuôi ba ba ngoài kinh nghiệm, kỹ thuật thì còn đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, nên không phải hộ nông dân nào cũng có thể làm được. Hàng năm, hội nông dân xã thường xuyên tạo điều kiện cho các hộ nuôi ba ba vay các nguồn vốn ưu đãi như Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân để họ có vốn đầu tư, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình./.

Theo Dân Việt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập661
  • Hôm nay83,716
  • Tháng hiện tại819,826
  • Tổng lượt truy cập93,197,490
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây