Học tập đạo đức HCM

Nuôi bò vỗ béo thoát cảnh ly hương

Thứ năm - 04/05/2017 21:14
Gia đình ông Nguyễn Văn Lem ở ấp Chót Dung, xã Kế An, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) thoát khỏi cảnh ly nông, ly hương nhờ nuôi vỗ béo bò.

 

Vốn là nông dân chí thú làm ăn, bên cạnh việc trồng lúa, làm vườn, ông Lem còn nuôi heo ở quy mô gia trại. Tuy nhiên, giá heo hơi thất thường theo kiểu “một tăng – ba giảm” (một năm tăng giá – ba năm giá giảm) khiến ông thua lỗ đến mức trắng tay, gia đình phải bỏ quê lên thành phố Hồ Chí Minh làm mướn.

22-32-02_ve-sinh-chuong-bo
Trại bò của ông Lem

Họa vô đơn chí, năm 2014 ông bị bệnh nặng phải đặt stent mạch vành tim. Sức khỏe yếu, không thể làm công nhân, ông đành về quê với nỗi lo cơm áo gạo tiền, thuốc men thật nặng nề, bế tắc. Trong lúc khó khăn tưởng không thể vượt qua, ông Lem được ông Phan Văn Út, Trưởng ban Nhân dân ấp cũng là người có nhiều kinh nghiệm nuôi vỗ béo bò, ra tay cứu giúp.

Ông Lem được ông Út cho mượn đôi bò làm vốn đồng thời được tận tình hướng dẫn cách làm chuồng trại, chăm sóc và lo đầu ra. Sau ba năm siêng năng, cần kiệm; đến nay, gia đình ông Lem đã xây dựng được 2 chuồng nuôi, với 11 con bò vỗ béo.

Ông cho biết, hai năm nay tuy giá bò hơi có giảm nhưng giá mua bò đầu vào (bò để vỗ béo) cũng giảm nên nuôi vẫn có lời. Tận dụng nguồn cỏ trồng dưới tán cây trong vườn cây ăn trái và phụ phẩm tại chỗ (thân bắp, rơm rạ), lấy công làm lời, mỗi năm gia đình thu được trên dưới 100 triệu đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế nuôi vỗ béo bò của gia đình, ông Lem cho biết nuôi bò ít rủi ro với các lý do: Chi phí đầu tư chuồng trại không lớn; ít bị dịch bệnh, dễ nuôi; không tốn chi phí thức ăn; không bị ép giá vì quá lứa như các loại vật nuôi khác. Chỉ cần siêng năng, chịu khó thì nuôi bò sẽ “chắc như bắp”.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao cần chú ý khâu chọn bò để vỗ béo; chăm sóc và bảo vệ tốt (làm mùng tránh muỗi, tiêm phòng đầy đủ); số lượng từ 4 con trở lên để có thể cung cấp đủ phân cho hầm biogas, ông Lem lưu ý thêm.

Theo Vũ Bá Quan/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay53,615
  • Tháng hiện tại247,531
  • Tổng lượt truy cập87,602,601
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây