Học tập đạo đức HCM

Nuôi ong dưới tán rừng

Thứ hai - 11/09/2017 22:44
Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình ở xã Hùng Lợi (Yên Sơn, Tuyên Quang) đã biết khai thác lợi thế rừng để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Trao đổi với đồng chí Ma Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Hùng Lợi được biết, năm 2016, từ nguồn vốn chương trình 135, xã triển khai hỗ trợ cho các hộ nuôi ong và mở rộng quy mô lên 60 hộ, đưa tổng số hộ nuôi ong toàn xã lên 200 hộ với hơn 1.000 đàn ong. Nhiều hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo.

Nuôi ong dưới tán rừng

 

Gia đình bà Hoàng Thị Chiên, thôn Lè đi đầu trong phong trào nuôi ong của xã. Năm 2015, bà mới nuôi hơn chục đàn ong mật rừng được thuần hóa, đến nay gia đình có 60 đàn ong. Bà Chiên cho biết, năm 2016, được tham gia lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật do xã tổ chức nên việc nuôi ong thuận lợi hơn. Nuôi ong không cần chăm sóc nhiều, chỉ cần giữ môi trường sạch sẽ quanh đàn ong ở là ong khỏe cho mật nhiều. Mỗi năm gia đình bà thu trên 200 lít mật, cộng với việc bán đõ ong, gia đình thu lãi trên 40 triệu đồng.

Năm 2016, Dự án nuôi ong lấy mật ở xã Hùng Lợi được triển khai với mục đích trang bị kiến thức cho người chăn nuôi ong, trong đó chú trọng hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, dự án đã mở 2 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho trên 80 học viên, hỗ trợ 28 hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số mỗi hộ 4 thùng ong trị giá trên 120.000 đồng/thùng. Hiện trong xã có một số hộ nuôi nhiều ong như gia đình ông Dương Minh Tọa, thôn Tấu Lìn có 100 đàn; gia đình ông Hoàng Văn Tu, thôn Bum có 40 đàn ong; gia đình anh Triệu Khánh Huy, thôn Lè có 30 đàn ong. Bình quân các hộ nuôi ong mỗi năm thu lãi từ 20 - 50 triệu đồng.

Gặp anh Triệu Khánh Huy, thôn Lè, lúc anh đang kiểm tra đàn ong, anh cho biết thêm: Hùng Lợi có nhiều rừng nên việc nuôi ong rất thuận lợi, nếu không mưa nhiều thì năng suất mật của mỗi đàn ong đều đạt khoảng 20 lít/năm. Nuôi ong cần thường xuyên vệ sinh thùng, gỗ đóng thùng nên chọn gỗ không mùi như sung, gạo; mùa đông che chắn cẩn thận, không để ong bị lạnh, không để mưa thấm ướt vào thùng.

Sử dụng tán rừng để nuôi ong lấy mật ở Hùng Lợi đang là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế hộ. Hiện xã đang triển khai xây dựng thương hiệu mật ong rừng Hùng Lợi, bảo đảm mang lại nhiều lợi ích cho người dân từ nuôi ong.
 

Nguồn: nguoichannuoi.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,952
  • Tổng lượt truy cập92,576,616
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây