Học tập đạo đức HCM

Sóc Trăng: “Sống khỏe” nhờ cá kèo

Thứ hai - 11/09/2017 09:41
Tiếp nối thành công của vụ nuôi năm 2016, năm nay, nông dân thị xã Vĩnh Châu tiếp tục thả nuôi cá kèo trên những diện tích nuôi tôm bị thiệt hại và cho thành công ngoài mong đợi.

Rủi ro ít, lợi nhuận cao

Bước vào vụ nuôi năm nay, ông Lý Văn Nuôi ở xã Hòa Đông thả nuôi cá kèo trên diện tích 6.000 m2. Sau 5 tháng nuôi, ông thu hoạch 14 tấn cá thương phẩm loại 40 con/kg, bán với giá 76.000 đồng/kg. Ông Nuôi cho biết: “Vụ này tôi thu hoạch hơi sớm, nhưng sản lượng vẫn đạt khá cao. Với giá bán trên, bình quân lời khoảng 10.000 đồng/kg”.

Cùng địa bàn với ông Nuôi, ông Trần Quang Bảo phấn khởi nói: “Vụ này tôi chỉ thả nuôi có 600.000 con cá kèo giống trên diện tích 4.500 m2. Qua theo dõi thị trường, tôi quyết định để cá đạt cỡ 30 con/kg mới thu hoạch, nên bán giá đến 80.000 đồng/kg, cầm chắc có lời 15.000 - 17.000 đồng/kg. Với sản lượng cá thu hoạch 12 - 13 tấn, tính ra lợi nhuận cũng gần 200 triệu đồng”.

Theo các hộ dân, chi phí đầu tư nuôi cá kèo cũng không thua gì nuôi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng, nhưng ít lo hơn vì cá kèo ít khi bị dịch bệnh, không chết nhanh như con tôm. Ông Bảo nhẩm tính: “Giá thành mỗi ký cá kèo tương đương với tôm thẻ, tức vào khoảng 65.000 - 70.000 đồng. Về dịch bệnh, thỉnh thoảng cá kèo mới bị, chủ yếu là bệnh ghẻ, khiến cá bỏ ăn rồi chết”.

Cần chủ động con giống

Đến nay diện tích thả nuôi cá kèo của Vĩnh Châu là 282 ha, diện tích thu hoạch 181 ha, năng suất bình quân 17 tấn/ha. Giá cá kèo những tháng đầu năm luôn giữ ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg (tùy kích cỡ), nhưng từ đầu tháng 8 đến nay giảm khoảng 3.000 - 4.000 đồng/kg. Nhưng theo người nuôi cá kèo ở Vĩnh Châu, nếu nuôi đạt năng suất, vẫn có lời khá so với một số loài cá khác. Cá kèo có thể thả nuôi quanh năm, nên có hộ nuôi thâm canh, có hộ nuôi luân canh, một vụ tôm - một vụ cá kèo, để giảm rủi ro cho cả 2 đối tượng nuôi.

Ông Dương Hoàng Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Đông cho biết thêm: “Thông thường, người dân nuôi 1 vụ tôm lúc đầu năm, sau đó đến khoảng tháng 7, tháng 8 nuôi lấp lại cá kèo để cải tạo môi trường ao nuôi, tránh lưu tồn mầm bệnh; hoặc ngược lại, họ thả nuôi cá kèo trước, sau đó đợi thời tiết, môi trường thuận lợi thì mới thả tôm. Cách làm này vừa giúp giảm tải cho môi trường nuôi tôm, vừa đa dạng sản phẩm thủy sản theo nhu cầu của thị trường. Riêng năm nay, đến thời điểm này, toàn xã thả nuôi gần 130 ha cá kèo và thu hoạch 70 ha, hầu hết đều đạt năng suất và hiệu quả cao”.

Việc phát triển nghề nuôi cá kèo không chỉ góp phần đa dạng sản phẩm nuôi thủy sản mà còn tạo thêm việc làm cho những hộ thiếu đất bằng việc khai thác cá kèo giống tự nhiên bán lại cho các cơ sở ương vèo.

>> Ông Tăng Văn Tuối, HTX Nuôi trồng thủy sản Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông: “Muốn nuôi cá kèo có hiệu quả, nên mua con giống đã qua ương dưỡng để có độ thuần và đồng đều cao; còn con giống mới khai thác từ tự nhiên về hao hụt sẽ rất lớn do chưa thích nghi và kích cỡ còn rất nhỏ”.

Nguồn: http://www.thuysanvietnam.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay21,423
  • Tháng hiện tại314,828
  • Tổng lượt truy cập85,221,864
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây