Học tập đạo đức HCM

Phát triển hợp tác xã: Tiền đề xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 26/06/2017 04:11
Để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, Đảng, Nhà nước đang có nhiều quyết sách nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước. Nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại một số ngành kinh tế chủ yếu càng trở nên bức thiết, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, việc đẩy mạnh phát triển hình thức kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể, cùng với chú trọng phát triển kinh tế tư nhân đã được Đảng đưa vào Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) mới đây.

Riêng với hình thức kinh tế tập thể, đẩy mạnh phát triển thành phần kinh tế này là nhiệm vụ có tính bắt buộc để mau chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém của cách làm ăn nhỏ lẻ, cá thể, manh mún, lạc hậu, tiếp cận cách làm ăn mới quy mô, cộng đồng, hợp tác, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đây còn là yêu cầu có tính bắt buộc khi Đảng phát động một chương trình quốc gia: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu chí xã nông thôn mới nhất thiết phải hình thành cho được hợp tác xã (HTX).
 

Liên kết trồng mía theo mô hình cánh đồng lớn. Ảnh: H.T
Liên kết trồng mía theo mô hình cánh đồng lớn. Ảnh: H.T

Với kinh tế tập thể, nhiều năm qua, hình thức kinh tế này đã có vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong việc tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ, giải quyết việc làm, lan tỏa cách làm ăn mới hiệu quả, tăng thu nhập cho xã viên và gia đình, tăng trưởng kinh tế hộ gia đình, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đặc biệt là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với HTX, hàng trăm tổ hợp tác hoạt động trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng, thương mại, dịch vụ, tín dụng thu hút gần 24 ngàn thành viên, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh.

Tuy nhiên, kinh tế tập thể phát triển chậm, còn nhiều hạn chế, yếu kém, hiệu quả kinh tế chưa cao. Một bộ phận HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 nhưng còn hình thức, chưa đem lại lợi ích rõ rệt cho xã viên. Các mô hình HTX kiểu mới trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp… chậm được tổng kết và nhân rộng. Nhiều HTX khó khăn về vốn, cơ sở vật chất, công nghệ, kỹ thuật sản xuất, trình độ quản lý còn nhiều yếu kém, hạn chế. Khu vực nông thôn miền núi như Gia Lai, nơi tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 45%, trình độ sản xuất chưa có nhiều tiến bộ, nông dân chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, dẫn đến hoạt động của các HTX đạt kết quả thấp. Do hiệu quả thấp nên khó khuyến khích nông dân tham gia vào các HTX.  

Trước yêu cầu đẩy mạnh phát triển HTX làm tiền đề thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh ta cũng đã ban hành chương trình, kế hoạch triển khai quyết liệt nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra. Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, toàn tỉnh hiện có 124 HTX, trong đó 36 HTX đã ngưng hoạt động hoặc không chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012.

Thời gian qua, các HTX mới thành lập bước đầu đều hoạt động tích cực, hiệu quả. Điển hình như HTX Nông nghiệp Ia Tul (huyện Ia Pa). Vụ vừa rồi, 30 ha lúa của HTX tại cánh đồng Trạm bơm số 3 cho năng suất, sản lượng khá cao. Các hộ người Jrai đã tự nguyện phá bỏ bờ ruộng liền kề góp đất thực hiện “4 cùng”: cùng làm đất, cùng xuống giống, cùng chăm sóc và cùng thu hoạch nên vừa tiết kiệm được nước tưới chống hạn vừa tiết kiệm chi phí phân bón, thuốc trừ sâu… Kết quả, cánh đồng này đạt năng suất hơn 6 tấn/ha, cao hơn cách làm cũ gần 1 tấn/ha. Không chỉ với thành công này, tại khu vực Đông Nam tỉnh, với sự hỗ trợ tích cực của Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai, có 23 mô hình liên kết trồng mía theo mô hình cánh đồng mía lớn với diện tích trên 233 ha của 240 hộ mang lại hiệu quả tích cực.

Hay như HTX Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Tiêu Chư Sê (trụ sở tại xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) tuy mới thành lập (tháng 2-2017) nhưng hoạt động rất hiệu quả. Tại Hội chợ Công nghiệp, Nông-Lâm nghiệp mới đây, HTX này giới thiệu 9 sản phẩm tiêu và đều được tiêu thụ rất tốt. Ông Nguyễn Đức Trọng-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX cho biết, HTX có 12 thành viên, vốn điều lệ 30 tỷ đồng. Chủ yếu các thành viên trong HTX cộng đồng trách nhiệm từ góp vốn, tham gia sản xuất, kinh doanh, tìm đầu ra cho sản phẩm và cả làm dịch vụ cung ứng vật tư phân bón. “Sắp tới, chúng tôi có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động. Và với pháp nhân mới, chúng tôi dễ dàng tiếp cận nguồn vốn thương mại và chính sách liên kết đầu tư sản xuất, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm. Điều này rất có ý nghĩa và là cơ sở để bà con nông dân mạnh dạn tham gia vào HTX”-ông Trọng nói.  
 

Từ đầu năm tới nay, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với các địa phương đã tổ chức 15 lớp tuyên truyền vận động thành lập HTX với 940 người tham gia. Bên cạnh đó, Liên minh cũng đã phối hợp với các địa phương tổ chức thành lập 8/25 HTX theo kế hoạch năm 2017. Trong 8 HTX vừa thành lập có 6 HTX nông nghiệp, 2 HTX xây dựng. Các HTX nông nghiệp chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ, tổ chức sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, cung ứng phân bón và tạo việc làm cho xã viên.


Dựa trên đặc điểm, tiềm năng lợi thế và kinh nghiệm xây dựng HTX có được ở các huyện phía Đông và Đông Nam, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương nghiên cứu đẩy nhanh việc thành lập, thí điểm thành lập và nhân rộng đối với các HTX hoạt động hiệu quả, đi đôi với hình thành cánh đồng lớn đối với cây trồng chủ lực như mía, lúa. Đích thân các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã cùng sở, ngành, địa phương trực tiếp khảo sát, đánh giá và chỉ đạo, cho cơ chế và điều kiện thành lập cũng như hỗ trợ các HTX hoạt động thuận lợi.

Theo ông Nguyễn Văn Tiếp-Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, cùng với việc thực hiện đăng ký lại, thành lập mới, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, rất cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nông dân và cán bộ cơ sở. Khu vực Tây Nguyên còn nhiều khó khăn do đặc thù vùng miền, vì vậy cần xây dựng đề án phát triển HTX phù hợp. Việc hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương xử lý những khoản nợ và tài sản không chia của HTX khi giải thể, phá sản cũng rất cần thiết. Đẩy mạnh cải cách về thủ tục hành chính để HTX có cơ hội tiếp cận vốn nhanh nhằm triển khai thu mua, bao tiêu sản phẩm cho xã viên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như thu hút nhiều xã viên tham gia. Đổi mới và phát triển kinh tế HTX là nhiệm vụ quan trọng nhưng là vấn đề cũng rất nan giải. Do đó, việc tập trung nghiên cứu xây dựng, nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới, nhất là tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm phải được chú trọng đầy đủ.
 

Theo PV/ Gia Lai Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập662
  • Hôm nay83,706
  • Tháng hiện tại819,816
  • Tổng lượt truy cập93,197,480
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây