Học tập đạo đức HCM

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Lấy sinh kế người dân làm mục tiêu chính

Thứ bảy - 30/09/2017 18:32
Chúng ta cần có những đánh giá đa chiều từ các tác động của BĐKH; khả năng chịu đựng tích cực, và những rủi ro mà ĐBSCL đối diện. Từ đó, đưa ra kịch bản thích ứng trong phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, cụm dân cư... Kịch bản thích ứng với BĐKH chắc chắn phải tái cấu trúc lại các ngành, các sản phẩm trong vùng... để phù hợp với các tác động của BĐKH.
 

Chúng ta cần có những đánh giá đa chiều từ các tác động của BĐKH; khả năng chịu đựng tích cực, và những rủi ro mà ĐBSCL đối diện. Từ đó, đưa ra kịch bản thích ứng trong phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, cụm dân cư... Kịch bản thích ứng với BĐKH chắc chắn phải tái cấu trúc lại các ngành, các sản phẩm trong vùng... để phù hợp với các tác động của BĐKH.

Kịch bản này sẽ gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển ĐBSCL. Đây được xem là công cụ để phát triển cũng là công cụ pháp lý trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện. Quy hoạch tổng thể này phải gắn chặt với mối liên kết vùng: Vừa khai thác lợi thế của từng khu vực, từng địa phương nhưng phải có liên vùng để có sự phân công, hợp tác phù hợp. Từ đó triển khai kế hoạch thực hiện trên cơ sở cân đối nguồn lực trong và ngoài nước gắn lộ trình; điều này đòi hỏi phải có kịch bản ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thực hiện.

Tìm giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL cần xác định mục tiêu chính là tạo ra sinh kế bền vững, hạn chế thấp nhất những rủi ro trong sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng. Các kịch bản thích ứng với BĐKH phải được người dân trong vùng đồng tình và ủng hộ thì chúng ta mới thành công.

Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Nguyễn Xuân Cường:

Chấp nhận giảm diện tích trồng lúa nhưng giá trị phải tăng

Sạt lở đang lan rộng và tạo ra nhiều khu vực nguy hiểm đe dọa đến người dân ĐBSCL. Chúng tôi xác định: Trước mắt cần có phương án xử lý 41 điểm sạt lở mang tính bức bách trong vùng. Dứt khoát dồn sức, bằng các giải pháp công trình, phi công trình để ứng phó, xử lý kịp thời. Các điểm sạt lở này, nếu không làm quyết liệt sẽ có nhiều khả năng gây tổn thương sinh kế, tài sản, thậm chí tính mạng của người dân. Về trung hạn và lâu dài, trên cơ sở đánh giá lại toàn diện, bổ sung thêm các số liệu để có những quy hoạch phát triển kinh tế, định cư... theo hướng bền vững. Chúng tôi sẽ tận dụng cả những kinh nghiệm của người dân để xây dựng các kịch bản thích ứng với BĐKH căn cơ, thiết thực hơn.

Trước diễn biến phức tạp và khó khăn của nguồn tài nguyên nước, đương nhiên chúng ta phải tái cơ cấu ngành sản xuất lúa gạo. Theo đó, sẽ chấp nhận không tăng quy mô diện tích, sản lượng mà chúng ta đi sâu vào giải pháp nâng cao chất lượng lúa gạo. Trước nhất phải tổ chức lại sản xuất, cơ cấu giống chất lượng cao hơn, khoanh vùng sản xuất ổn định gắn với chuỗi sản xuất. Đặc biệt là quan tâm tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất lúa. Cần nhấn mạnh là chúng ta chấp nhận giảm diện tích nhưng giá trị phải tăng. Đây là yêu cầu cấp bách để cải thiện đời sống, sinh kế cho nông dân trồng lúa – một đối tượng sản xuất lâu nay rơi vào diện thu nhập “thấp nhất” trong sản xuất nông nghiệp!

Ths Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL

Sụt lún nghiêm trọng hơn nước biển dâng!

Hiện nay, ĐBSCL đang đối mặt với ba thách thức lớn gồm BĐKH, các vấn đề nội tại về phát triển thiếu bền vững, và tác động của thủy điện Mê Công. Trong đó, tác động của thủy điện Mê Công là tác động nghiêm trọng nhất.

Đối với BĐKH, vì tất cả các dự báo đều hàm chứa sự không chắc chắn, có thể thay đổi, cập nhật trong tương lai. Vì vậy, kiến nghị áp dụng “Nguyên tắc không hối tiếc” hay còn gọi là “Nguyên tắc cẩn trọng”. Trong đó, ưu tiên các hành động thích ứng ít rủi ro tác động ngược, có thể sửa đổi được khi nhận ra sai lầm. Không nên đi vào con đường dẫn vào ngõ cụt, không có đường lùi. Hành động thích ứng phải có cái nhìn tổng thể về không gian, thời gian, đa ngành; tính đến tác động tổng thể lên toàn đồng bằng, tác động đến nơi khác, ngành khác, và về lâu dài. Đối với sản xuất nông nghiệp, nên chuyển hướng chiến lược sang nông nghiệp bền vững, chú trọng giá trị hơn số lượng để phục hồi đất đai, nguồn nước, và sức chống chịu của đồng bằng.

Sụt lún là vấn đề nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần so với nước biển dâng và không thể giải quyết bằng biện pháp công trình. Con đường duy nhất để cứu ĐBSCL là phải giảm sử dụng nước ngầm. Cụ thể, đối với vùng ven biển sử dụng công nghệ (Nano, RO, etc.,.), đối với vùng nội địa, giảm ô nhiễm nước mặt (công nghiệp, nông nghiệp thâm canh).

GS, TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ:

Chuyển lúa vùng đê bao trồng cây ăn trái

Theo tôi, chúng ta cần nhìn nhận sản xuất lúa rất tốn nước ngọt nhưng giá gạo quá thấp. Dân trồng lúa không hưởng lợi bao nhiêu. Vì vậy, dứt khoát ĐBSCL phải giảm diện tích lúa ba vụ. Chuyển diện tích lúa bấp bênh (vùng phèn nặng, mặn) sang nuôi trồng cây con có giá trị cao (lên liếp cây ăn trái thích hợp, nuôi cá đồng, nuôi tôm). Trong đó, cần nghiên cứu chuyển diện tích lúa trong các khu đê bao thành trồng cây ăn trái nếu có doanh nghiệp cần số lượng lớn trái cây làm nguyên liệu. BĐKH buộc ta phải tiết kiệm nước ngọt tối đa. Vì vậy, phải tạm dừng thời kỳ chuyên trồng nhiều lúa, chuyển sang thời kỳ làm tăng GDP, tăng thu nhập của nông dân. Không nên ngọt hóa vùng ven biển vì BĐKH không còn nhiều nước ngọt dẫn về vùng mặn.

Theo Báo Nhân .vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại876,450
  • Tổng lượt truy cập92,050,179
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây