Học tập đạo đức HCM

LẠ MÀ HAY: Nuôi con nhìn ghê, trồng cây quả đẹp phát mê, thu cả trăm triệu

Chủ nhật - 01/10/2017 09:47
Trên bờ ông Phạm Ngọc Bào làm chuồng nuôi kỳ đà-loài vật nuôi nhiều người nhìn thấy ghê; ngoài vườn trồng cây thần kỳ ra quả đỏ đẹp đến mê, dưới ao ông nuôi 1.000 con ba ba gai, ba ba trơn. Với mô hình chăn nuôi, trồng trọt độc đáo này, mỗi năm gia đình ông Bảo có nguồn thu hàng trăm triệu đồng.

Kỳ đà và ba ba vốn là những con nuôi đặc sản, đặc biệt giống kỳ đà chỉ có ở miền Nam, nhưng từ nhiều năm nay ông Phạm Ngọc Bào, thôn Lê Lợi, xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải (Thái Bình) đã nuôi thành công 2 vật nuôi này ngay tại gia đình, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Vào thăm khu chuồng nuôi kỳ đà của ông Bào, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước những con “rồng đất” to khỏe, nặng 7 - 8kg. Ông Phạm Ngọc Bào cho hay, ông nuôi kỳ đà đã được hơn 10 năm, giống kỳ đà đang nuôi là giống kỳ đà vân nổi tiếng. "Nhiều người nhìn thấy con kỳ đà là phát hoảng và có cảm giác ghê ghê bởi chúng có lớp da xù xì, thực ra kỳ đà dễ nuôi...", ông Bào thổ lộ.

 la ma hay: nuoi con nhin ghe, trong cay qua dep phat me, thu ca tram trieu hinh anh 1

Con kỳ đà nhiều người nhìn thấy ghê ghê nhưng theo ông Phạm Văn Bào đây là loại vật dễ nuôi, nhanh lớn và có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Thùy Dung.

Vốn là một người năng động, nhanh nhạy trong kinh doanh, qua sách báo và mạng Internet, ông Bào thấy kỳ đà vân là giống quý hiếm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, có thể phát triển tốt trong điều kiện chuồng trại tại miền Bắc song do vốn bỏ ra lớn nên ở thời điểm đó có rất ít người nuôi. Gom góp vốn từ gia đình và vay mượn thêm, ông Bào đã mạnh dạn đầu tư, tìm mua con giống từ tận tỉnh An Giang. 

Ông Phạm Ngọc Bào chia sẻ: Khi đưa loài này ra miền Bắc nhân nuôi thì trở ngại lớn nhất là làm sao giúp chúng vượt qua được mùa đông giá rét. Vì thế, khi thiết kế chuồng nuôi, tôi đã chọn khu vườn rộng trên 1.000m2 rợp bóng cây của mình làm không gian nuôi và sử dụng các biện pháp kỹ thuật như soi đèn điện, xây hang bằng bê tông để bảo đảm nhiệt độ. Để nuôi hiệu quả, ông ngăn chuồng làm nhiều ô để nhốt các cá thể có trọng lượng khác nhau, một ngăn đổ cát thành từng đống cho kỳ đà ngủ và đẻ trứng, ngăn còn lại làm sân chơi để cho chúng phơi nắng và ăn uống. Thức ăn của kỳ đà cũng rất đa dạng, từ nhái, cóc, thịt lợn, trứng chim cút đến nội tạng động vật. Sau thời gian 4 - 5 tháng nuôi, mỗi con kỳ đà có thể đạt trọng lượng từ 5 - 7kg, với giá bán từ 350.000 - 400.000 đồng/kg. 

Theo ông Bào, nuôi kỳ đà không lo “mất giá”. Bởi thịt kỳ đà thơm ngon, bổ dưỡng, được coi là món ăn đặc sản, thị trường có nhu cầu lớn. Bên cạnh đó, kỳ đà còn là loại dược liệu quý, hỗ trợ điều trị động kinh, co giật, hen suyễn, nhức mỏi xương cốt…Vì vậy, ông Bào cứ nuôi lứa nào là lứa ấy đều được thương lái thu mua bằng sạch. Thời điểm cao nhất, khu chuồng của ông có khoảng 200 con kỳ đà.

Bên cạnh kỳ đà, ông Bào còn nuôi 1.000 con ba ba gồm ba ba gai và ba ba trơn, trong đó chủ yếu là ba ba gai. Với mức đầu tư ban đầu từ 150.000 - 200.000 đồng/con giống, sau 2 - 3 năm, mỗi con ba ba gai đạt trọng lượng từ 3 - 5kg với giá bán từ 420.000 - 450.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất có thể lên đến 800.000 đồng/kg. Chưa trừ chi phí, trung bình mỗi năm ông thu nhập từ 600 - 700 triệu đồng từ nuôi kỳ đà và ba ba.

Theo ông Bào, mặc dù nuôi kỳ đà và ba ba gai khá dễ, ít tốn công chăm sóc nhưng cũng phải đề phòng một số dịch bệnh như bệnh nấm trắng ở ba ba hay bệnh tiêu chảy ở kỳ đà. Với tư duy làm giàu không ngừng nghỉ, ông Bào còn trồng và nhân rộng cây thần kỳ. Nhiều người nhìn cứ hỏi là cây thần kỳ là cây gì, có công dụng gì. Đây là một loại cây vừa làm cảnh, vừa là cây dược liệu giúp hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường. Hiện vườn nhà ông có khoảng gần 100 gốc cây thần kỳ với giá bán từ 2 - 3 triệu đồng/cây. Cây thần kỳ ra quả đỏ rất đẹp, khiến nhiều người mê...

 la ma hay: nuoi con nhin ghe, trong cay qua dep phat me, thu ca tram trieu hinh anh 2

Ông Phạm Ngọc Bào cho biết, cây thần kỳ vừa trồng làm cây cảnh, vừa là cây dược liệu có tác dụng phòng ngừa, chữa trị bệnh. Ảnh: IT.

Ông Bào cho biết: Sang năm tới nếu thị trường ổn định tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trang trại, đồng thời sẵn lòng chia sẻ kỹ thuật nuôi, trồng những loại cây đặc sản, trong đó có cây thần kỳ, và những vật nuôi như kỳ đàm ba ba gai cho những ai có nhu cầu, góp phần nhân rộng mô hình đến nhiều hộ dân trong và ngoài xã...

 
Theo Thùy Dung (Báo Thái Bình)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Hôm nay25,374
  • Tháng hiện tại866,575
  • Tổng lượt truy cập93,244,239
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây