Học tập đạo đức HCM

Quảng Ninh: Giảm nghèo bền vững từ những chính sách thiết thực

Thứ sáu - 19/07/2013 03:32
Quảng Ninh hiện nằm trong “top” 10 tỉnh, thành có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất toàn quốc. Trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh có thêm 1.350 hộ thoát nghèo, đạt 45% kế hoạch đề ra năm 2013.
 

Mô hình trồng mía cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói, giảm nghèo

Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh đã được chuyển giao, tạo “cần câu” cho các hộ vươn lên thoát nghèo. Riêng trong năm 2012, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đạt 586,3 tỷ đồng với trên 34.000 hộ nghèo vay.

Trong 2 năm 2011 và 2012, bằng nguồn của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỉnh đã bố trí ngân sách triển khai thực hiện 33 mô hình giảm nghèo ở các địa phương với tổng kinh phí trên 6,1 tỷ đồng.

Trong đó, một số mô hình đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao mức sống, thoát nghèo cho người dân tại các địa phương như: mô hình trồng mía tím cho thu lãi 90-100 triệu đồng/ha, tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hà, Đầm Hà. Hay mô hình trồng nấm linh chi tại Ba Chẽ, Tiên Yên; trồng dong giềng nguyên liệu ở Bình Liêu; nuôi lợn rừng, bò sữa, cá nước ngọt…

Bên cạnh đó, để hỗ trợ hộ nghèo, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt các chính sách đối với người nghèo như: hỗ trợ bảo hiểm y tế, tiền điện, tiền học cho học sinh nghèo; trợ giúp pháp lý; xây mới, sửa, chữa nhà cửa… Năm 2012 toàn tỉnh đã thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 132.480 người. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 107.170 người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở các xã thuộc vùng khó khăn.

Bên cạnh vốn ngân sách Nhà nước, việc xã hội hoá huy động nguồn lực thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo trong tỉnh cũng được chú trọng, như: vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”. Các hội, đoàn thể cũng có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực để giúp đỡ đoàn viên, hội viên thoát nghèo như phát triển các mô hình kinh tế; mô hình giúp đỡ nhau làm kinh tế của Hội Phụ nữ, phong trào nông dân sản xuất giỏi của Hội Nông dân… Qua đó, chất lượng công tác giảm nghèo ngày một nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm một cách bền vững.

Thùy Trang
Theo baodientu.chinhhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm277
  • Hôm nay41,605
  • Tháng hiện tại276,466
  • Tổng lượt truy cập88,954,800
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây