Học tập đạo đức HCM

Quảng Ninh phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung: Nhiều chính sách hấp dẫn!

Thứ bảy - 13/09/2014 02:35
Với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục được duy trì 6%/năm, Quảng Ninh đang tiếp tục thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá gắn với thị trường.

Tại kỳ họp thứ 16 diễn ra vào trung tuần tháng 9, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIII dự kiến thông qua chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa Nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2020. Chính sách sẽ quy định cụ thể các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước dành cho các cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, nghiệp đoàn có nhu cầu đầu tư sản xuất, bảo quản, chế biến và kinh doanh các sản phẩm chủ lực của địa phương thuộc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2020.

Mức hỗ trợ rõ ràng

Theo dự thảo nói trên, Tỉnh đầu tư lập quy hoạch chi tiết vùng sản xuất; hỗ trợ quy hoạch và thực hiện dồn điền đổi thửa để triển khai quy hoạch vùng trồng trọt tập trung. Đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng dùng chung bao gồm đường điện trục chính, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, đường giao thông trục chính.

Đối với lĩnh vực thuỷ sản, hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng nhà sơ chế, bảo quản, chế biến và trưng bày giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, tối đa không quá 2 tỷ đồng/người sản xuất/vùng. Tàu cá hoạt động khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản thực hiện việc đóng mới, thay máy thuỷ mới hoặc cải hoán, nâng cấp vỏ tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên được hỗ trợ 30% tổng kinh phí thực hiện việc đóng mới, thay máy thuỷ mới hoặc nâng cấp, cải hoán vỏ tàu cá.

Riêng đối với việc hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản (thuộc danh mục các sản phẩm chủ lực của Tỉnh), tại các dự án triển khai trên địa bàn xã hoặc thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, bãi ngang: Hỗ trợ 60% chi phí mua giống cây dài ngày, một lần cho cả giai đoạn, tối đa không quá 100 triệu đồng/người sản xuất/vùng; hỗ trợ 60% chi phí mua giống cây ngắn ngày tối đa 3 lần cho cả giai đoạn, tối đa không quá 100 triệu đồng/người sản xuất/lần/vùng.

Đối với giống thuỷ sản, hỗ trợ 30% chi phí mua giống tối đa ba lần cho cả giai đoạn và không quá 200 triệu đồng/người sản xuất/vùng. Chính sách cũng quy định hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng các điểm trưng bày các sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm. Đối với điểm giới thiệu sản phẩm cấp huyện, hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng/dự án. Còn điểm giới thiệu sản phẩm cấp tỉnh, hỗ trợ tối đa không quá 3 tỷ đồng/dự án. Hỗ trợ 50% chi phí để mua máy móc, trang thiết bị dây chuyền sản xuất, dây chuyền chế biến nông, lâm, thuỷ sản, nhà lưới, kho lạnh, máy nông nghiệp, tối đa không quá 5 tỷ đồng/dự án.

Đối với phát triển lâm nghiệp, khi trồng mới rừng thâm canh gỗ lớn, cây lấy dầu, nhựa sẽ được hỗ trợ 1 lần cho cả giai đoạn, mức hỗ trợ 4,5 triệu đồng/ha tại các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành và hỗ trợ 3 triệu đồng/ha tại các địa bàn còn lại. Rừng thâm canh gỗ lớn, cây lấy dầu, lấy nhựa là rừng và đất rừng được quy hoạch là rừng sản xuất được giao theo quy định được hỗ trợ trồng rừng sản xuất thâm canh kinh doanh cây gỗ lớn tập trung có quy mô từ 100ha trở lên.

Coi trọng đào tạo và công nghệ

Cùng với đó, chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung còn quy định rõ về hỗ trợ đào tạo, khuyến khích phát triển khoa học công nghệ. Đối với người sản xuất trong vùng sản xuất tập trung tự ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất thành công được hỗ trợ 50% kinh phí thuê chuyên gia. Hỗ trợ 100% kinh phí mua tài liệu hướng dẫn, phân tích mẫu, một phần kinh phí chuyển giao công nghệ nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 50% giá chuyển giao của một công nghệ. Tại các xã vùng khó khăn, xã biên giới, xã bãi ngang kinh phí hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/công nghệ/người sản xuất. Tại các địa bàn còn lại, kinh phí hỗ trợ không quá 150 triệu đồng cho một công nghệ/người sản xuất. Đối với các sản phẩm chưa được hỗ trợ xây dựng thương hiệu: Hỗ trợ 100% một lần cho thiết kế nhãn mác, bao bì, mã số, mã vạch, xác lập quyền (đăng ký nhãn hiệu), in ấn nhưng không quá 50 triệu đồng cho một sản phẩm.

Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung được ban hành với mục tiêu khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất quy mô lớn chú trọng phát triển cây trồng, vật nuôi là lợi thế của Tỉnh, có khả năng cạnh tranh phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành và nhu cầu thị trường. Việc tạo đà thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ sẽ góp phần cải thiện đời sống của nông dân, giảm nghèo bền vững; đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp hóa vào năm 2020.

Yên Ninh
 Nguồn tgvn.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập347
  • Hôm nay35,159
  • Tháng hiện tại213,726
  • Tổng lượt truy cập90,277,119
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây