Cây táo mèo khẳng định vai trò của mình ở vùng Tây Bắc. |
Kỹ thuật vin cành tạo tán cho cây ăn quả. |
Cây lê cho thu nhập cao ở vùng ôn đới. |
Dựa vào lợi thế của địa phương sẽ phát triển sản xuất cam và cây ăn quả có múi ở Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang; phát triển vùng sản xuất chuối ở các xã biên giới của tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. |
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai: Chọn tạo và nhân giống là then chốt Để thực hiện được mục tiêu phát triển sản xuất cây ăn quả ôn đới, tỉnh Lào Cai đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao. Công tác nghiên cứu, chọn tạo và nhân giống cây ăn quả tại chỗ là vấn đề then chốt có tính chất quyết định thành công. Tổ chức sản xuất giống cây ăn quả ôn đới tại tỉnh sẽ chủ động được nguồn giống, quản lý chất lượng cây giống, giảm chi phí nhập khẩu, sinh trưởng phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng... tạo tiền đề cho nghề trồng cây ăn quả phát triển đạt năng suất, chất lượng cao, nâng cao đời sống người dân địa phương.
Tuy nhiên, việc sản xuất cây ăn quả ôn đới hiện nay có nhiều trở ngại, vì hầu hết diện tích trồng được cây ăn quả ôn đới là các khu vực vùng núi cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn về kinh tế. Vì vậy khả năng đầu tư cho sản xuất, năng lực và trình độ canh tác có hạn nên năng suất và sản lượng còn thấp.
Bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn La: Tránh bị ép giá khi quả chín rộ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ôn đới Sa Pa (Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp miền núi phía Bắc) cũng đã “Việt hóa” một số giống cây ăn quả ôn đới tại tỉnh Sơn La. Đặc biệt, các giống đào có nguồn gốc từ Mỹ, Nhật Bản, Australia. Tỉnh Sơn La có hơn 1.000 ha có thể xây dựng vùng trồng trái cây ôn đới hàng hóa như cây đào, trong đó cao nguyên Mộc Châu là địa phương rất lý tưởng thích hợp để phát triển nhóm cây này. Tuy nhiên, với đặc thù thời gian thu hoạch ngắn, chín rộ, việc thu mua sản phẩm theo chuỗi chưa được thực hiện, nên người sản xuất thường bị ép bán với giá rẻ nên khó thúc đẩy sản xuất. Trong khi đó, công nghệ bảo quản sau thu hoạch lại hầu như không có.
Ông Trương Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai (Lào Cai): Phát triển phù hợp với điều kiện của từng xã Thời gian tới, huyện Si Ma Cai tiếp tục định hướng phát triển cây ăn quả phù hợp để tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng cây ăn quả trong cơ cấu cây trồng; ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp; thay thế diện tích ngô và các loại cây trồng khác trên đất dốc có giá trị kinh tế thấp. Phát triển cây ăn quả trên cơ sở phù hợp với điều kiện của từng địa phương góp phần khai thác lợi thế, tiềm năng, gắn phát triển cây ăn quả. Phát triển cây ăn quả trên đất dốc gắn với việc trồng rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng, đảm bảo thu nhập cho người trồng rừng, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong triển khai thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả.
|
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;