Học tập đạo đức HCM

Tín dụng chính sách - "Phao cứu sinh" cho người nghèo

Thứ bảy - 07/10/2017 19:52
Sau 15 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) tỉnh Sóc Trăng đã góp phần hỗ trợ hàng trăm ngàn lượt hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, vươn lên xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống, thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Người dân mừng lắm

VBSP tỉnh Sóc Trăng được thành lập từ đầu năm 2003 theo Quyết định 71/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị VBSP. Sự ra đời của VBSP tỉnh Sóc Trăng nhằm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ.

Đánh giá về việc thực hiện chính sách tín dụng cho người nghèo, ông Dương Đình Lạng, Giám đốc VBSP tỉnh Sóc Trăng cho rằng, chính sách của Đảng và Nhà nước đã thực sự đến với đồng bào, thông qua nguồn vốn vay hỗ trợ của VBSP, tạo thêm việc làm, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội...

Vay được vốn ưu đãi, bà con dân tộc Khmer ở Sóc Trăng đã đầu tư trồng hành tím, với thu nhập cao, hoàn trả nợ và lãi đúng hạn
Vay được vốn ưu đãi, bà con dân tộc Khmer ở Sóc Trăng đã đầu tư trồng hành tím, với thu nhập cao, hoàn trả nợ và lãi đúng hạn

VBSP tỉnh Sóc Trăng đã nỗ lực rất lớn để nguồn vốn phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng tăng, chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và những hộ dân có thu nhập thấp, không đủ điều kiện vay vốn ở các ngân hàng thương mại khác.

Những năm qua, VBSP tỉnh Sóc Trăng đã triển khai cho vay 14 chương trình tín dụng mới theo chỉ định của Chính phủ và một số chương trình do UBND tỉnh, huyện ủy thác thực hiện..., với tổng doanh số cho vay trên 5.627 tỷ đồng đối với trên 471.550 lượt khách hàng. Doanh số thu nợ đạt trên 2.676 tỷ đồng. Như vậy, tổng dư nợ của VBSP tỉnh hiện đạt hơn 3.001 tỷ đồng, với 156.215 khách hàng được vay vốn, tăng hơn 2.948 tỷ đồng so với thời điểm mới thành lập.

Nhớ lại 15 năm trước, ông Lạng cho biết, đời sống người dân Sóc Trăng lúc đó còn nhiều khó khăn, nhu cầu vay vốn rất lớn, nạn vay nặng lãi tràn lan, hệ thống ngân hàng thương mại đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp, lãi suất lại cao. Vì vậy, khi có tín dụng hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách khó khăn không phải thế chấp tài sản, được ưu đãi lãi suất, người dân mừng lắm.

Trong quá trình hoạt động, đi đôi với tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng là yếu tố hàng đầu được VBSP tỉnh Sóc Trăng quan tâm. Đến nay, tỷ lệ nợ xấu của đơn vị chỉ còn 6,67%, giảm gần 3 lần so với khi mới thành lập, trong đó, nợ quá hạn chiếm 4,58%, nợ khoanh chiếm 2,08% (giảm trên 3 lần so với 15 năm trước).

Nhiều mô hình hiệu quả

Trong hơn 471.000 lượt hộ nghèo, hộ chính sách được vay vốn ưu đãi của Chính phủ những năm qua, không ít hộ đã coi nguồn vốn vay được như như chiếc phao để họ trụ vững và vươn lên thoát nghèo. Thống kê cho thấy, từ nguồn vốn vay này, đã có 124.000 hộ vượt ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới trên 123.000 lao động; giúp hơn 44.000 lượt học sinh, sinh viên có vốn để trang trải chi phí học tập; hơn 50.000 hộ được xây dựng công trình nước sạch hợp vệ sinh; xây 26.000 căn nhà cho hộ nghèo; trên 45.000 lượt hộ ở vùng khó khăn được vay vốn sản xuất - kinh doanh...

Nhiều mô hình, dự án làm ăn có hiệu quả từ nguồn vốn vay chính sách xã hội như mô hình nuôi heo, nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, dê, gà thả vườn, nuôi cá, tôm, ba ba, hay mô hình trồng cam quýt, trồng màu, rau sạch; vay vốn buôn bán, sản xuất - kinh doanh nhỏ... đã được người dân áp dụng có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh, trả lãi, vốn đúng hạn.

Tuy nhiên, việc kinh doanh, làm ăn không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”. Đơn cử, đầu năm 2016, cả Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng của đợt hạn mặn khốc liệt, trong đó, Sóc Trăng có gần 30.000 hộ bị ảnh hưởng, hơn 24.000 ha lúa, màu, mía bị thiệt hại, với tổng giá trị thiệt hại lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Trong số này, có hàng chục ngàn hộ đang phải vay vốn ngân hàng đầu tư nuôi trồng, sản xuất bị mất trắng hoặc thiệt hại nặng, nhiều hộ lâm vào cảnh khó khăn.

“Chúng tôi rất thông cảm và chia sẻ với những khó khăn của bà con, đó cũng là những thiệt hại do biến đổi khí hậu, thiên tai khó lường, chứ bà con ai muốn thiếu nợ Nhà nước đâu. Sau một năm khó khăn đã qua, sản xuất - kinh doanh cũng đã thuận lợi trở lại, bà con bây giờ đã khắc phục những khoản nợ cũ, hoạt động của đơn vị cũng đang trong chiều hướng tốt lên nhiều”, ông Lạng cho biết.

Tính đến ngày 31/8/2017, sau 15 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, nguồn vốn của VBSP tỉnh Sóc Trăng hiện đạt hơn 3.015 tỷ đồng, tăng 2.962,4 tỷ đồng, gấp 56 lần so với 15 năm trước.

Trong số đó, nguồn vốn từ Trung ương chuyển về chiếm 93,8%, vốn huy động trên địa bàn dân cư đạt trên 130 tỷ đồng, chiếm gần 4,4%.

Theo TH- VH/Báo Đầu Tư.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Hôm nay64,391
  • Tháng hiện tại895,118
  • Tổng lượt truy cập92,068,847
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây