Học tập đạo đức HCM

Thanh Trì: Khởi điểm mô hình trồng rau thủy canh

Chủ nhật - 03/06/2018 10:04
Năm 2016, huyện Thanh Trì đã triển khai thành công mô hình trồng rau thủy canh theo công nghệ Israel tại xã Yên Mỹ, mở ra hướng phát triển cho nông nghiệp trên địa bàn…
img_1844.JPG
Mô hình rau thủy canh của HTX Đức Phát.

Thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020, huyện Thanh Trì đã triển khai thành công mô hình trồng rau thủy canh theo công nghệ Israel tại xã Yên Mỹ, mở ra hướng phát triển cho nông nghiệp trên địa bàn…

Mô hình điểm

Ông Nguyễn Mạnh Hồng, xóm 7, xã Yên Mỹ, cho biết,  Thanh Trì có truyền thống trồng rau từ lâu đời, song phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa vụ. Tìm hiểu, được biết nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đã thành công nhờ trồng rau thủy canh trong nhà lưới, nhà kính theo công nghệ Israel, mỗi năm có thể trồng 12 -15 lứa, năng suất cao, chất lượng đảm bảo. Canh tác theo phương thức này đòi hỏi chi phí lớn, nhưng với quyết tâm làm giàu nên ông đã lựa chọn áp dụng trồng.

Đây cũng chính là chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao của TP. Hà Nội và huyện Thanh Trì. Ông được huyện cho đi tham quan mô hình tại Đà Lạt (Lâm Đồng) và một số địa phương khác ở miền Bắc như: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh… Đi nhiều, có thêm kiến thức về trồng trọt, nhất là rau thủy canh, ông Hồng  quyết tâm thuê 5.000m2 đất ở Yên Mỹ để canh tác.

Tháng 6/2017, ông hoàn thành sơ bộ cơ sở hạ tầng và phần nhà kính, với quy mô 2.600m2. Kinh phí đầu tư 100 triệu đồng/100m2, tương ứng đầu tư mô hình trên 2,6 tỷ đồng (huyện hỗ trợ 1,15 tỷ đồng).

Tháng 8/2017, cơ sở đi vào hoạt động và đã có các sản phẩm như: rau muống, cải (nhiều chủng loại), dưa leo, cà chua bi, xà lách Nga, Hà Lan. Để khép kín mô hình trồng rau chất lượng cao, ông đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát, với 7 thành viên.

Sau khi đi vào sản xuất, ông lại gặp phải khó khăn về kỹ thuật pha chế dinh dưỡng, cách chăm sóc cho cây, do mỗi loại rau có thời kỳ sinh trưởng và chế độ dinh dưỡng khác nhau. Sau hơn 10 tháng triển khai mô hình, ông Hồng đã làm chủ được kỹ thuật pha chế dinh dưỡng, không phải mua thức ăn pha sẵn trên thị trường với giá thành cao.

Hiện, ngoài hai vợ chồng ông trông coi khu sản xuất, cơ sở còn  thuê  2 nhân công, với mức lương 4,5 triệu đồng/người/tháng. Song, điều mà ông trăn trở nhất là, rau sạch của ông chưa có “đầu ra” ổn định. Nếu để người sản xuất có lãi, giá 1kg rau nói chung phải được 12.000 đồng trở lên, còn thấp hơn thì sẽ hòa hoặc lỗ. Trong khi đó, giá rau đầu bờ của Đà Lạt là 40.000 đồng/kg.

Định hướng vùng rau chất lượng cao

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, Phó trưởng phòng Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì, cho biết: “Thanh Trì  có 104,5ha rau an toàn, năng suất bình quân đạt 189 tạ/ha. Ngoài ra, huyện đang chỉ đạo thí điểm một số mô hình trồng rau chất lượng cao, trong đó có rau thủy canh Đức Phát.

Mô hình của ông Hồng có khu thủy canh hồi lưu có 104 giá, 728 máng và 21.840 hốc trồng rau; năng suất bình quân đạt 2,1 tấn/lứa. Khu thủy canh nhỏ giọt gồm 2.000 bịch giá thể, trồng các loại rau, cà chua, dưa chuột, năng suất bình quân đạt 4 tấn/vụ. Tháng 8/2017, mô hình đã bắt đầu vận hành, thử nghiệm và hiện đang từng bước tổ chức sản xuất”.

Bà Tuyết Anh cho biết thêm, các sản phẩm thủy canh đã được Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra, dư lượng, vi chất đều đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện, các sản phẩm đang được trưng bày, giới thiệu và cung cấp đến tay người tiêu dùng thông qua các điểm cung ứng sản phẩm an toàn của huyện và tại 1 số siêu thị.

Mặt khác, huyện Thanh Trì đã chỉ đạo Phòng Kinh tế hỗ trợ gia đình ông Hồng các thủ tục thành lập HTX nông nghiệp công nghệ cao; xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; xin giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn VietGAP, để đưa các sản phẩm rau thủy canh vào siêu thị, thị trường cao cấp.  

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục xây dựng mô hình nhóm hộ trồng rau hữu cơ ở xã Duyên Hà, phối hợp với Công ty Anstcom xây dựng kế hoạch, phương án triển khai mô hình. Huyện cũng đã tổ chức các buổi họp nhân dân, phân công cán bộ đến từng hộ gia đình vận động, tuyên truyền, tập huấn quy trình chăm sóc và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá thành ổn định, diện tích ban đầu đạt 1,4ha.

Xây dựng mô hình tổ chức nhóm hộ liên kết chuỗi, tiếp tục lựa chọn, giới thiệu doanh nghiệp cho bà con, phối hợp với UBND các xã Yên Mỹ, Duyên Hà tổ chức họp dân, phổ biến phương án thành lập nhóm liên kết. Hiện  Yên Mỹ đã có 60 hộ, Duyên Hà 50 hộ tham gia. 

Đồng thời, huyện còn hướng dẫn bà con bầu nhóm trưởng, xây dựng kế hoạch sản xuất theo nhu cầu của đơn vị thu mua, tổ chức ký hợp đồng, liên kết tiêu thụ với HTX An Phát, Công ty Hưng Gia gần 16ha, với mức giá thu mua ổn định và cao hơn thị trường 10 -15%.   

Để nhân rộng mô hình  rau thủy canh của HTX Đức Phát, ông  Trần Quang Khánh, Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ, kiến nghị, Nhà nước và thành phố cần có chính sách hỗ trợ ban đầu về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, giống cây trồng, vật tư nông nghiệp kèm theo, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm... Và đặc biệt, thành phố và huyện cần nghiên cứu xây dựng một chợ đầu mối sản phẩm rau an toàn đích thực trên địa bàn.
 Tuệ An/kinhtenongthon.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập164
  • Hôm nay36,826
  • Tháng hiện tại267,530
  • Tổng lượt truy cập92,645,194
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây