Học tập đạo đức HCM

Thanh long ruột đỏ nơi gió Lào

Thứ năm - 28/08/2014 21:44
Ông Lê Ngoạn ở thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa là nông dân đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị đưa giống thanh long ruột đỏ (TLRĐ) về trồng ở đất gió Lào.

Sau mấy mùa thử nghiệm trồng TLRĐ cho kết quả rất khả quan.

Phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng

Ông Lê Ngoạn cho biết, cách đây mấy năm ông vào Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam mua giống TLRĐ Long Định 1 về trồng thử nghiệm nuôi chí làm vườn. Sau một thời gian nhận thấy giống cây này thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng ở Hướng Hóa, ông Ngoạn phát triển vườn thanh long của mình lên 400 gốc.

Sau hơn một năm cây đã cho thu hoạch lứa đầu tiên. Mang ra thị trường bán ai cũng thích vì giống này lạ mà ăn ngon hơn loại ruột trắng.

Sau hai mùa thử nghiệm, ông Ngoạn kết luận TLRĐ rất dễ trồng, đất cằn sỏi đá vẫn sinh trưởng tốt. Giống cây này rất thích phân chuồng đã hoai mục và ánh sáng, nếu sắp đến thời điểm thu hoạch mà thiếu ánh sáng thì có thể thắp bóng đèn cho cây.

So với thanh long ruột trắng thì TLRĐ có nhiều ưu điểm vượt trội về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Giống thanh long này cho chất lượng trái ổn định, ra hoa sớm hơn thanh long ruột trắng 2 tháng vì thế cho giá trị kinh tế cao hơn nhờ chủ động, tránh tình trạng được mùa rớt giá.

Sau thành công từ mô hình TLRĐ tại xã miền núi Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, năm trước ông Lê Ngoạn đưa giống thanh long về trồng thử nghiệm ở vùng đất cát trắng thôn Lệ Xuyên, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong. Lần đó ông đầu tư 300 triệu đồng trồng 1.000 gốc trên diện tích 1 ha.

Sau 2 tháng xuống giống, vườn cây tỏ ra khá thích nghi với môi trường và khí hậu nắng nóng ở vùng đất cát Triệu Trạch, phát triển với chiều cao trung bình của cây đạt từ 50 - 60 cm. 

Tại vùng đất ven sông, bà Lê Thị Nguyệt ở phường 1, thị xã Quảng Trị cũng đầu tư 50 triệu đồng trồng TLRĐ trong vườn nhà. Bà cho biết được ngành nông nghiệp tư vấn về giống TLRĐ, rồi sau khi đi tham quan học tập một mô hình thành công ở huyện Hướng Hóa nên bà quyết tâm trồng giống mới này. Bà cải tạo vườn, thuê người đổ cột bê tông mỗi trụ có 4 nhánh thanh long.

Với đặc điểm là giống cây ưa khí hậu nóng, phù hợp với điều kiện khí hậu của Quảng Trị nên cây TLRĐ sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Sau hơn một năm trồng thử nghiệm, vườn đã bắt đầu cho mùa quả ngọt đầu tiên. Tuy sản lượng chưa nhiều, nhưng cũng đã có nhiều quả đạt từ 0,6 - 0,8 kg.

"Tiến hành vệ sinh vườn TLRĐ thường xuyên để hạn chế sâu bệnh phát sinh gây hại. Chú ý chăm sóc tốt cây ở thời kỳ ra hoa để đảm bảo năng suất và chất lượng quả. Có thể giữ ẩm bằng cách ủ rơm, rạ, cây lạc vào gốc cây. Tưới nước kết hợp với vun xới tạo độ thông thoáng cho đất, rễ cây sẽ phát triển mạnh", ông Hậu chia sẻ.

Theo bà Nguyệt, vườn cây của bà cho sản lượng khoảng 1 tấn quả. Với giá bán buôn từ đầu vụ 35 - 50 ngàn đồng/kg, trừ chi phí các loại, hứa hẹn sẽ đem lại cho gia đình lợi nhuận không nhỏ. 

Ưu điểm của TLRĐ ít sâu bệnh và dễ chăm sóc, chủ yếu phòng trừ kiến và ốc sên hại cây non trong thời kỳ mới trồng. Thời gian thu hoạch kéo dài bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 âm lịch. 

Tại vùng đất trung du có ông Nguyễn Văn Triển ở thôn Tam Hiệp, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ cũng thành công trồng TLRĐ. Vào năm 2013 ông đã ra tận tỉnh Vĩnh Phúc mua 300 cành giống TLRĐ trồng thử nghiệm.

Chỉ tay vào vườn cây ông Triển cho biết, hiện tại nhu cầu trồng giống cây này của người dân ngày càng tăng nên ông đã chuyển sang cung cấp giống TLRĐ cho người dân trong tỉnh với giá 10.000 đồng/cành.

Nhiều tiềm năng

Ông Trương Quang Hùng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Triệu Phong cho biết Sở KH-CN Quảng Trị cùng huyện đang tiếp tục nghiên cứu mô hình TLRĐ của ông Lê Ngoạn. Nếu giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho sản phẩm thì mô hình có nhiều tiềm năng phát triển vì đất đai địa phương còn rất nhiều. Việc nhân rộng mô hình sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng trên địa bàn.

Ông Nguyễn Trung Hậu, GĐ Trung tâm KN-KN Quảng Trị cho biết TLRĐ là cây có nguồn gốc nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ. Thực tế ở Quảng Trị, TLRĐ phát triển tốt ở các vùng khí hậu, thổ nhưỡng.

Cây chịu hạn rất tốt, trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát, đất xám bạc màu, đất phèn, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha sét. Muốn trồng TLRĐ đạt năng suất cao phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật.

nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập349
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại856,205
  • Tổng lượt truy cập92,029,934
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây