Học tập đạo đức HCM

Thành tựu 5 năm (2010-2015) của thành phố Hà Nội: Bước phát triển mang tầm vóc mới Bài 11: Huy động mọi nguồn lực đổi mới diện mạo nông thôn

Thứ tư - 07/10/2015 21:24
(HNM) - Hàng nghìn hộ dân hiến đất, hàng chục nghìn hộ dân đóng góp ngày công để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các quận cũng đã "xắn tay" vào cuộc, trích một phần ngân sách để giúp đỡ các huyện xây dựng những công trình thiết thực phục vụ NTM… Cả thành phố cùng chung sức xây dựng NTM, tạo thành một phong trào sôi nổi, sâu rộng, từng ngày, từng giờ làm thay đổi diện mạo nông thôn Thủ đô.
Góp tiền, góp đất, góp công…

Bí thư Chi bộ thôn Tân Phú, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn Nguyễn Văn Đưa vừa cùng anh em trong xóm xếp gạch làm đường, vừa nói với chúng tôi: 156/170 hộ dân dọc tuyến đường trục 2 xóm chính của thôn đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để làm đường mà không đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì. Trong đó, nhà Bí thư Chi bộ thôn Nguyễn Văn Đưa hiến gần 70m đất chạy dài, sâu vào 1,5m. "Nhiều gia đình đã sẵn sàng dỡ nhà, công trình phụ để hiến đất cho thôn, xã xây dựng NTM, để những con đường được mở rộng khang trang hơn, trường học, nhà văn hóa được xây dựng nhiều hơn cho trẻ đến trường, cho bà con nông dân có nơi hội họp" - ông Nguyễn Văn Đưa vui vẻ cho biết.

Tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, từ cách đây 2 năm, 47 hộ dân đã tự nguyện hiến 540m2 đất thổ cư để xã mở rộng 41 góc cua, đoạn đường chật tại các thôn trong xã. Người dân nơi đây còn tham gia đóng góp hơn 1,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng các công trình tại các thôn, mà trực tiếp là kiên cố hóa đường giao thông thôn, xóm và nâng cấp chỉnh trang đình, chùa. Không chỉ góp tiền, các hộ còn đóng góp trên nhiều ngày công lao động tham gia xây dựng các công trình công cộng.
 
Xã nông thôn mới Nhị Khê (huyện Thường Tín) ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Thái Hiền
Xã nông thôn mới Nhị Khê (huyện Thường Tín) ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Thái Hiền

Có thể khẳng định, Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp, sôi nổi nhất tại các vùng nông thôn. Trong 5 năm qua, thành phố hỗ trợ cho Chương trình hơn 7.000 tỷ đồng, nhưng đã huy động được từ các nguồn lực là 23.105,345 tỷ đồng (trong đó, doanh nghiệp, tổ chức: 2.415,19 tỷ đồng, nhân dân đóng góp: 3.038,645 tỷ đồng. Đặc biệt, có 60 doanh nghiệp hỗ trợ từ 100 triệu đồng trở lên như: Ngân hàng CP Công thương Việt Nam chi nhánh Mê Linh hỗ trợ hơn 140 tỷ đồng xây dựng một số trường học và nhà văn hóa ở huyện Mê Linh, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Cường Thịnh huyện Đan Phượng hỗ trợ 2,9 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn ở một số xã huyện Đan Phượng... Có 614 hộ gia đình hỗ trợ bằng các hình thức từ 100 triệu đồng trở lên như gia đình ông Phạm Thế Vinh ở 362 phố Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng hỗ trợ 6 tỷ đồng xây dựng một số công trình văn hóa ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì; gia đình ông Phạm Văn Sự thôn Kỳ Dương, xã Chương Dương, huyện Thường Tín hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng cải tạo đường giao thông ngõ xóm và hệ thống chiếu sáng; gia đình ông Lê Quốc Quý thôn Địch Trung, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng hỗ trợ 2,229 tỷ đồng cải tạo hệ thống đường, đèn chiếu sáng của thôn… Một nguồn lực lớn cũng đã được đầu tư vào lĩnh vực nông thôn thông qua các dự án phát triển sản xuất, hỗ trợ áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn và giải quyết vấn đề an sinh xã hội nông thôn (điện, nước sạch...). 

Nội thành hỗ trợ ngoại thành

Ba Vì là huyện có địa bàn rộng, trong đó có 7 xã miền núi, chiếm 50% tổng số xã miền núi của thành phố với hơn 26.000 đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (chiếm 37,6% dân số các xã miền núi). Ở vùng này, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao; cơ sở hạ tầng thiếu thốn… Chính vì vậy, số tiêu chí đạt chuẩn NTM của các xã này luôn đứng ở nhóm cuối của thành phố. 

Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Bạch Công Tiến dẫn chứng: "Riêng với tiêu chí nhà văn hóa (NVH) thôn bản, tại 7 xã miền núi của huyện có 75 thôn bản và cụm dân cư thì có 68 thôn, bản có NVH nhưng diện tích rất nhỏ, trung bình chỉ rộng 40-60m2, không đủ điều kiện tổ chức các hoạt động cộng đồng. Gắn với phong trào xây dựng NTM, huyện đã chỉ đạo lập dự án đầu tư xây dựng 70 NVH thôn, bản với tổng mức đầu tư 140,5 tỷ đồng nhưng vẫn chưa bố trí được nguồn vốn".

Chia sẻ những khó khăn trong xây dựng NTM với các địa bàn xa xôi, các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm đã ủng hộ, hỗ trợ kinh phí đợt 1 để xây dựng 41 NVH với tổng số vốn hơn 82 tỷ đồng. Những người hỗ trợ và người được nhận hỗ trợ đã gặp gỡ nhau tại hội nghị: "Phối hợp triển khai xây dựng NVH thôn, bản các xã miền núi huyện Ba Vì từ nguồn hỗ trợ giữa các quận nội thành" diễn ra vào tháng 3 vừa qua. Đây không chỉ là trách nhiệm, mà còn là tình cảm, sự quan tâm của các quận nội thành đối với vùng khó khăn của thành phố.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt cho biết: Trong đợt 1, thành phố đã huy động được khoảng 90 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo NVH cho 46 xã. Bên cạnh những quận như Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, có những quận mới tách ra như Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm rất khó khăn nhưng cũng nhiệt tình ủng hộ. Món quà này không chỉ là vật chất, mà còn mang tình cảm, trách nhiệm của các đơn vị trong thành phố với nhau. Phó Chủ tịch Trần Xuân Việt đề nghị đối với các quận, sau khi hỗ trợ xây dựng NVH, tiếp tục hỗ trợ đồng bào vùng khó khăn đầu tư các công trình để giúp các địa phương sớm về đích xây dựng NTM.
 Tags: xây dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm300
  • Hôm nay80,877
  • Tháng hiện tại816,987
  • Tổng lượt truy cập93,194,651
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây