Học tập đạo đức HCM

Thành tỷ phú nhờ mô hình sản xuất hiệu quả

Chủ nhật - 05/07/2015 05:52
Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương, anh Sinh đã làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

 

Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại nhà mình, anh Nguyễn Văn Sinh (thôn Đồng Vật, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, Yên Bái) nhớ lại những ngày đầy gian khó: “Cách đây 5 năm, ở An Thịnh mỗi gia đình chỉ dám nuôi vài chục con gà, 4-5 con lợn, vì sợ nuôi nhiều nếu chẳng may bị dịch bệnh sẽ mất trắng. Song tôi nghĩ, nếu cứ như vậy biết khi nào mới khá giả được. Vợ chồng tôi quyết định đầu tư mở trang trại chăn nuôi.

Ngày mới mở trang trại không có một đồng vốn trong tay, vợ chồng tôi bắt tay vào khai hoang, trồng lúa và cây hoa màu. Sau một thời gian, chúng tôi thống nhất chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi gà. Ban đầu nuôi 100 con rồi tăng dần số lượng. Lứa gà đầu tiên thắng lợi, vợ chồng tôi quyết định vay vốn của Hội ND xã, ngân hàng nông nghiệp để mua thêm gà giống nuôi với quy mô lớn”.

Hình ảnh Thành tỷ phú nhờ mô hình sản xuất hiệu quả số 1
Vợ anh Sinh chăm sóc đàn lợn.

Không dừng lại ở đó, với phương châm lấy ngắn nuôi dài, anh Sinh mua thêm 100 con lợn về nuôi bán giống. Anh cho biết, nhu cầu mua lợn giống của người dân trong xã và các xã lân cận rất lớn nên sẽ cố gắng làm nguồn cung cấp lợn giống chất lượng và ổn định cho bà con.

Bên cạnh chăn nuôi, anh Sinh và gia đình còn trồng 600ha quế. Theo anh Sinh, quế gần 20 năm mới cho thu hoạch nhưng hàng năm anh vẫn thu được tiền từ tỉa cành quế và bán lá quế.

Khi hỏi về thất bại đã gặp, anh Sinh tâm sự: “Năm 2008, dịch bệnh xảy ra, đàn gà nhà tôi lăn ra chết, một ngày chết tới 400 con. Bê từng bao tải gà đi chôn mà tôi rớt nước mắt. Nhưng không vì thế mà tôi bỏ cuộc. Tôi tìm đọc sách báo, tham gia các buổi tập huấn chăn nuôi của địa phương tổ chức. Trong quá trình nuôi, tôi ghi chép cẩn thận về tình trạng, chế độ ăn uống để theo dõi sức khỏe của đàn gà”.

Trời không phụ công người, giờ đây anh Sinh đã có trong tay một gia tài trị giá hàng tỷ đồng, với 600ha quế, hàng ngàn con gà thịt và hàng trăm con lợn nái. Mỗi năm, trừ tất cả chi phí, anh Sinh thu về hơn 400 triệu đồng.

Bà con nào muốn học kinh nghiệm làm trang trại của anh Sinh có thể liên hệ số điện thoại 01688215196.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập695
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm694
  • Hôm nay83,514
  • Tháng hiện tại819,624
  • Tổng lượt truy cập93,197,288
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây