Học tập đạo đức HCM

Thành tỷ phú từ rô phi VietGAP

Thứ tư - 07/05/2014 21:51
Rô phi từ lâu đã được xem là đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao bên cạnh các đối tượng chủ lực khác trong nuôi trồng thủy sản. Mô hình này đã được triển khai và nhân rộng tại nhiều tỉnh, thành phố tại Nghệ An. Hộ anh Nguyễn Văn Xuân là một điển hình tiêu biểu cho việc áp dụng nuôi theo mô hình VietGAP.

Đam mê học hỏi

Anh Nguyễn Văn Xuân, xóm Trung Hồng, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - hội viên Hội Kinh tế trang trại tỉnh, tâm sự: nhận thấy địa phương có nhiều điều kiện để phát triển nuôi thủy sản nước ngọt, nên đã mạnh dạn đầu tư, tìm hiểu thông tin về mô hình nuôi cá rô phi đơn tính (giống từ Đài Loan) tiến hành áp dụng và đã mang lại hiệu quả.

Theo anh Xuân, cá rô phi đơn tính thuộc con lai đời F1 giữa loài cá rô phi O.Aureus (cá bố) và O.Niloticus (cá mẹ) có nguồn gốc giống từ Đài Loan. Loài cá giống rô phi lai này có tỷ lệ đực rất cao, có thể đạt 97 - 100%. Chúng có kích thước, trọng lượng cơ thể lớn, mình ngắn, đầu nhỏ, lưng cao, tỷ lệ thịt nhiều, mùi vị thơm ngon có giá trị cao phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. So sánh với cá rô phi thông thường, loài cá này có khả năng chịu được  sự biến động nhiệt độ lớn, hàm lượng ôxy trong nước thấp hơn; có thể nuôi trong môi trường nước ngọt, nước mặn - lợ. Tốc độ sinh trưởng của cá nhanh, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, dùng thức ăn công nghiệp hệ số chuyển hóa 1,1 - 1,2 kg thức ăn/kg cá. Đặc biệt, cá tăng trưởng nhanh, đạt trọng lượng 1,8 - 2 kg/con/năm.

 

Hiệu quả cao

Với tổng diện tích nuôi 2,3 ha, trong đó, 3 ao nuôi cá rô phi Đài Loan với diện tích 1,8 ha thả 4 con/m2, tổng thả 72.000 con giống x 3 vụ/năm tương ứng với 216.000 con. Cỡ thu hoạch bình quân 400 g/con, tương đương 86,4 tấn/năm, với giá 28.000 đồng/kg cá thương phẩm, đạt giá trị hơn 2,4 tỷ đồng. Trừ chi phí cải tạo, con giống, thức ăn, điện nước, thuốc phòng trị bệnh và chi phí khác, mô hình của anh có lãi khoảng gần 1 tỷ đồng.

Hiện nay, cá rô phi Đài Loan đang được ưa chuộng với những đặc điểm vượt trội so với các giống cá cũ. Cùng đó, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khá thuận lợi, Mỹ được biết đến là nơi rất ưa chuộng giống cá này. Tuy nhiên, để tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần thực hiện biện pháp đánh tỉa, tức là sau khi nuôi 4 - 5 tháng dùng lưới kéo thu hoạch những con đạt trọng lượng khoảng 0,6 - 0,7 kg, nhằm tạo điều kiện và nguồn dinh dưỡng cho những con cá khác phát triển, sau 6 tháng thả nuôi tiến hành thu toàn bộ.

Trong khâu chuẩn bị ao nuôi, cũng cần chú ý: độ sâu mực nước 1,2 - 1,5 m. Tát cạn ao, bắt hết các loại cá, dọn sạch cỏ rác, vét bùn đáy chỉ để 1 lớp dày 15 - 20 cm, làm quang bờ, lấp các hang hố. Dùng vôi bột tẩy trùng ao với lượng 8 - 12 kg/100 m2. Lấy nước vào ao qua lưới lọc. Khi thả cá, nếu ương từ cá bột lên cá hương thả 100 con/m2 (3 - 4 vạn con/sào). Ương cá hương lên cá giống thả 30 con/m2 (1 vạn con/sào). Thức ăn gồm cám, gạo, bột ngô trộn với đậu tương, bột cá nhạt để có hàm lượng đạm 25% (bột gạo + bột ngô 50%, bột đậu tương 40%, bột cá nhạt 10%). Mỗi ngày cho ăn 7 - 10% trọng lượng cá trong ao. Cho ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát. Trong quá trình chăm sóc, quan sát hoạt động của cá, màu nước ao đề bổ sung lượng phân hữu cơ và thức ăn hàng ngày cho phù hợp.

Theo anh Xuân, áp dụng Quy phạm VietGAP thì sẽ quản lý hệ thống nuôi một cách khoa học; giảm được rủi ro; tiết kiệm chi phí và tăng năng suất. Người nuôi theo dõi suốt quy trình thực hành VietGAP trong quá trình nuôi  tức là đã giảm được giá thành của sản phẩm như: đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; giảm thiểu dịch bệnh và ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong phát triển bền vững. Khi áp dụng VietGAP đúng sẽ giảm được chi phí hóa chất kháng sinh; chi phí thức ăn, thời gian nuôi; tăng tỷ lệ sống cá nuôi mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Theo đó, giá đầu ra của sản phẩm cũng được dần nâng lên một cách ổn định, thu nhập của người nuôi theo đó cũng tăng lên.

Hồ Hữu Sơn
Nguồn: thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm340
  • Hôm nay29,477
  • Tháng hiện tại208,044
  • Tổng lượt truy cập90,271,437
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây