Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo nhờ nuôi gà thịt

Thứ tư - 11/10/2017 05:17
Với mô hình nuôi gà thịt trên đệm lót sinh học, anh Nguyễn Gian Phúc ở thôn Phú Thạnh, xã An Chấn (huyện Tuy An) đã vươn lên thoát nghèo, mỗi năm có thu nhập trên 100 triệu đồng.

Năm 2011, anh Nguyễn Gian Phúc tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành Điện lạnh, Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa rồi vào TP Hồ Chí Minh làm việc và học liên thông lên đại học. Tuy nhiên, với mức lương công nhân mỗi tháng khoảng 8 triệu đồng, không đủ xoay xở cuộc sống cho bản thân và việc học tập nên anh Phúc không theo đuổi con đường học vấn nữa mà lập gia đình.

Năm 2013, Phúc tìm về tỉnh Bình Phước thuê đất, hùn vốn với một số người dân địa phương lập trại nuôi gà để khởi nghiệp. Ngay trong năm đầu tiên, Phúc nuôi được 2 lứa gà, mỗi lứa 4.000 con, nhưng bị thương lái ép giá nên anh quyết định không làm nữa mà về quê lập trang trại gà riêng.

Ban đầu ít vốn, anh Phúc đầu tư nuôi 500 con và chọn giống gà Minh Dư thuộc loại gà ta chọn lọc về nuôi. Sau 4 tháng, anh xuất chuồng lứa gà đầu tiên và lãi được 25 triệu đồng. Thừa thắng xông lên, anh Phúc vay mượn thêm tiền đầu tư nuôi tiếp lứa gà thứ hai, thứ ba và tính trong năm 2014, anh Phúc nuôi được 8 lứa gà với 6.000 con, thu lợi nhuận được 150 triệu đồng.

Theo anh Phúc, giống gà Minh Dư phát triển rất tốt, ít hao hụt, thời gian nuôi khoảng 4 tháng là xuất chuồng. So với giống gà ta bản địa thì thời gian sinh trưởng ngắn hơn, chất lượng thịt cũng tương đương, độ dai và ngọt của thịt đạt tầm 90%. Sau nhiều lứa nuôi, anh Phúc đã đúc kết được kinh nghiệm và chọn phương pháp chăm sóc riêng để gà đạt chất lượng cao nhất.

Cụ thể, trong 2 tháng đầu, gà được nuôi nhốt và ăn cám. Sau 2 tháng, khẩu phần ăn của gà chuyển sang thức ăn phối trộn giữa cám và bắp với tỉ lệ bắp càng tăng dần về sau (gần thời gian xuất chuồng). Đồng thời giai đoạn này, anh thả gà ra khuôn viên đất của trang trại rộng 4.000m2 để gà ăn thêm cỏ, “chạy bộ” giúp thịt săn và dai.

Anh Phúc chia sẻ: “Nuôi gà rất khổ, lúc gà còn nhỏ (từ 1-21 ngày tuổi) tôi phải có mặt thường xuyên ngoài chuồng gà để chăm sóc. Giai đoạn này gà ăn ít và ăn thường xuyên hơn khoảng 2 tiếng một lần. Vì vậy tôi phải trực suốt ngoài chuồng gà để thay nước, cho gà ăn...

Tuy nhiên, cái khổ của việc chăm sóc không bằng cái khó khi tìm đầu ra tiêu thụ. Để tìm đầu ra sản phẩm cho gà của mình, tôi phải chở gà vào các chợ trong TP Tuy Hòa bỏ mối cho các thương lái, đồng thời chở gà về các địa phương ở huyện Tuy An, Đồng Xuân và TX Sông Cầu để tiếp thị cho những quán ăn, nhà hàng, những người nhận nấu đám tiệc… Ngoài ra, tôi còn nhận cung cấp gà đã làm sạch, giao tận nơi cho khách hàng có nhu cầu vào bất kỳ thời gian nào.

Với những cố gắng, không ngại khó khăn, anh Phúc dần tạo được uy tín và thương hiệu đối với khách hàng và tạo được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hiện trại gà của anh có 4 khu chuồng nuôi. Mỗi khu chuồng gồm chuồng nhốt và sân chơi cho gà với diện tích khoảng 1.000m2. Tất cả các chuồng nhốt đều được làm đệm lót sinh học để xử lý chất thải và mùi hôi. Mỗi năm, anh sản xuất 6 lứa với tổng đàn 6.000 con. Từ nuôi gà, anh có lãi hơn 100 triệu đồng/năm.

Anh Phúc cho biết: Để nuôi thành công, ngoài phòng dịch hiệu quả, người nuôi phải biết chọn thời điểm nuôi để bán được giá nhất. Đơn cử, trong các tháng 3, 4 và tháng 10 (âm lịch) hàng năm, người dân thường cúng đất, cúng nhà, đám cưới nên làm sao thời gian này phải xuất chuồng được 4.500 con. Các tháng còn lại tiêu thụ khoảng 1.500 con. Căn cứ vào thời gian xuất chuồng này mà tôi tính toán thời điểm thả giống. Sắp tới, tôi dự định đầu tư thêm dãy chuồng nuôi gà lấy trứng để tăng nguồn thu.

Ông Lê Văn Nam, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, nhận xét: Mô hình nuôi gà thịt trên đệm lót sinh học của anh Phúc là mô hình điển hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường rất đáng để học tập. Từ mô hình nuôi gà của anh Phúc, Phòng NN-PTNT huyện Tuy An sẽ nhân rộng để bà con nông dân áp dụng, tăng thu nhập.

Nguồn: http://www.baophuyen.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập857
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại769,203
  • Tổng lượt truy cập93,146,867
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây