Học tập đạo đức HCM

Trao nụ cười đến người vùng cao

Thứ tư - 11/10/2017 20:21
Ai cũng công nhận, mấy năm nay, chị Hồ Thị Thơm (dân tộc Vân Kiều, ở thôn Ba Rầu, xã Mò Ó, huyện Đakrông, Quảng Trị) tươi tắn hẳn lên. “Cuộc sống đi lên, vơi hẳn cực khổ rồi. Tất cả đều nhờ mấy lần được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để làm ăn...” - chị Thơm thổ lộ.

Ngày càng tin vào cuộc sống

Chúng tôi theo chân cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Đakrông đến thăm chị Hồ Thị Thơm. Chị dẫn chúng tôi qua căn nhà cấp bốn xiêu vẹo rộng chừng 12m2. Đây là căn nhà của vợ chồng chị khi mới ra ở riêng, có nhiều kỷ niệm ngọt bùi đói khổ nên chị không nỡ phá bỏ dù đã có nhà mới.

 trao nu cuoi den nguoi vung cao hinh anh 1

Ông Ngô Văn Bảo – Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Đakrông thăm hỏi, động viên chị Hồ Thị Thơm cố gắng sản xuất, phát huy tốt vốn vay của ngân hàng.  Ảnh: N.V

Ông Ngô Văn Bảo – Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Đakrông cho biết, điều vui mừng nhất đối với cán bộ ngân hàng là thấy được các hộ dân phát huy tính cần cù, sử dụng vốn đúng mục đích, làm đồng vốn sinh sôi để phát triển kinh tế...

Chị Thơm kể, năm 2011, vợ chồng chị ra ở riêng với bàn tay trắng, vất vả chạy ăn từng bữa. Biết hoàn cảnh, Hội Phụ nữ xã Mò Ó đến động viên chị Thơm vay vốn Ngân hàng CSXH huyện để làm ăn. Năm 2013, chị Thơm được ngân hàng cho vay 30 triệu đồng diện hộ nghèo để mua 1 con trâu và trồng 2ha rừng tràm. Năm 2017, chị Thơm trả hết khoản vay 30 triệu đồng và được vay lại 50 triệu đồng để mua thêm 1 con trâu, trồng thêm 1ha rừng tràm. Chị Thơm còn được tạo điều kiện vay tổng cộng 18 triệu đồng để làm hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh và xây dựng nhà ở.

Nở nụ cười tươi, chị Thơm cho biết, đàn trâu bây giờ được 3 con, còn rừng tràm 3ha đang ngày một xanh tốt... Nhờ nghị lực vượt khó như vậy, chị Thơm được Chủ tịch tỉnh Quảng Trị tặng bằng khen là hộ vay tiêu biểu sử dụng vốn hiệu quả 15 năm hoạt động vốn tín dụng chính sách theo Nghị định 78 của Chính phủ.

Kế bên nhà chị Thơm là căn nhà sàn khá khang trang của chị Hồ Thị Hà. Trước năm 2009, vợ chồng chị Hà cùng đàn con nheo nhóc ở trong căn nhà ọp ẹp, nơm nớp lo sợ khi mùa mưa bão đến. Thế nhưng, cuộc sống gia đình chị Hà đã đổi thay nhanh chóng khi được tiếp cận vốn vay Ngân hàng CSXH. Được cho vay 30 triệu đồng vào năm 2009, chị Hà trồng rừng, mua trâu và đào ao thả cá. Chỉ sau 3 năm cần cù lao động, cuộc sống gia đình chị Hà bước vào ổn định, không phải lo cảnh ăn bữa hôm lo bữa mai.

Đến nay, chị Hà đã vay 112 triệu đồng từ nhiều chương trình tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện Đakrông. Hiện, chị Hà có mô hình gia trại VACR gồm 6 con trâu và 10ha rừng tràm, hơn 8ha đất canh tác nông nghiệp... Chị Hà còn mua máy cày để chủ động việc sản xuất. “Nhờ được vay vốn nhiều chương trình tín dụng của Ngân hàng CSXH, năm 2014, nhà mình ra khỏi hộ nghèo rồi. Giờ thì khấm khá rồi” - chị Hà phấn khởi khoe.

Thay đổi tư duy, hành vi vay vốn

Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông Hồ Thị Kim Cúc cho biết, huyện có rất nhiều hộ sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH hiệu quả, đem lại việc làm, thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Theo bà Cúc, qua 15 năm, Ngân hàng CSXH Đakrông đã triển khai 14 chương trình tín dụng chính sách với dư nợ gần 211 tỷ đồng (trong đó chương trình cho vay hộ nghèo chiếm 47,5%), tốc độ tăng trưởng bình quân vốn mỗi năm là 255%. Tính đến nay, tổng doanh số cho vay đạt 426,4 tỷ đồng với hơn 15.000 lượt hộ vay vốn.

Bà Nguyễn Thị Hà – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đakrông cho hay, thành tựu lớn nhất của Ngân hàng CSXH huyện là đã thay đổi nhận thức về vay vốn đối với người dân, đặc biệt là với đồng bào dân tộc ít người Pa Kô – Vân Kiều trên địa bàn. “Trước đây, người dân chưa biết vay vốn là gì, những từ ngữ như tín dụng, giải ngân… đều lạ lẫm. Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền, các hội đoàn thể cùng tuyên truyền, về tận bản, làng để phục vụ nên nhân dân mới hiểu và mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất” - bà Nguyễn Thị Hà chia sẻ.

Theo Ngọc Vũ/Báo Dân Việt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập655
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại771,523
  • Tổng lượt truy cập93,149,187
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây