Học tập đạo đức HCM

Triển vọng nuôi cá thát lát cườm lồng bè

Thứ năm - 12/10/2017 05:25
Để nâng cao hiệu quả từ nghề nuôi cá lồng bè trên sông, hồ, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Thuận đã triển khai mô hình “nuôi cá thát lát lồng bè bằng thức ăn công nghiệp trên hồ Biển Lạc” tại xã Gia An, huyện Tánh Linh.
 

Nuôi cá thát lát lồng bè bằng thức ăn công nghiệp trên hồ Biển Lạc

Nuôi cá thát lát lồng bè bằng thức ăn công nghiệp trên hồ Biển Lạc 

Gia An là một trong những xã có diện tích mặt nước lớn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi cá lồng bè của Bình Thuận. Tuy nhiên, những năm gần đây hiện trạng dịch bệnh trên cá bống tượng nuôi lồng bè đã trở thành một nỗi lo cho những người nuôi cá trên hồ Biển Lạc. Việc Trung tâm Khuyến  nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai thử nghiệm mô hình nuôi mới mở ra nhiều triển vọng. Khi tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% về giống và 30% thức ăn cho cá. Theo đó, xã Gia An có 3 hộ được chọn thực hiện mô hình gồm hộ ông Hoàng Văn Cần ở thôn 1, ông Đinh Ngọc Bền ở thôn 2 và ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn 6, mỗi hộ 1.000 con. Giống tại thời điểm thả đạt cỡ 8 - 10 cm/con.

Trước khi nuôi, các hộ được tập huấn kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm thương phẩm lồng bè. Trong quá trình nuôi, mỗi tháng 2 lần, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cá nhằm tạo điều kiện để mô hình đạt hiệu quả nhất. 

Sau 6 tháng nuôi, nhận thấy cá phát triển tốt, trọng lượng bình quân mỗi con khoảng 0,4 kg. Theo đánh giá của các hộ trực tiếp nuôi, cá thát lát cườm dễ nuôi, đầu ra thuận lợi, bà con rất phấn khởi.

 Được biết, trước đây người dân xã Gia An cũng đã nuôi cá thát lát cườm trong ao hồ. Tuy nhiên, theo đánh giá của bà con, nuôi lồng bè phù hợp với cá thát lát cườm hơn, cá phát triển nhanh hơn. Tuy là mô hình lần đầu tiên được áp dụng tại Tánh Linh nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả. Với kết quả này, người nuôi cá thát lát cần liên kết, sản xuất theo chuỗi, tạo dựng thương hiệu cho con cá thát lát của địa phương, nhằm tăng giá trị sản phẩm trên thị thường. Đây cũng là định hướng phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của 2 huyện Tánh Linh, Đức Linh tỉnh Bình Thuận.

Ngọc Diệp /thuỷ sản việt nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập366
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm363
  • Hôm nay25,155
  • Tháng hiện tại1,268,425
  • Tổng lượt truy cập88,623,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây