Học tập đạo đức HCM

Những nhà nông triệu phú

Thứ sáu - 13/10/2017 03:17
Họ là 3 gương mặt xuất sắc nhất trong hơn 3.300 hộ SXKD giỏi được công nhận đạt danh hiệu "Hộ nông dân SXKD giỏi" cấp tỉnh giai đoạn 2015-2017…

22
Sau gần 6 năm tập trung trồng keo, đến nay gần 8ha keo của ông Lại Hữu Chắn đang bắt đầu cho thu hoạch.

Từ gánh củi thuê trở thành triệu phú

Dẫn chúng tôi ra thăm vườn keo bát ngát chạy dọc trên những sườn đồi gần nhà, ông Lại Hữu Chắn (64 tuổi), Chi Hội trưởng HND khu phố Long Tiên, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên tâm sự trước đây, gia đình ông thuộc diện nghèo, cuộc sống vất vả lắm. Thời còn trẻ cả hai vợ chồng phải đi gánh củi thuê, bươn chải nhiều nghề mới đủ tiền trang trải nuôi 4 đứa con. Không cam chịu trước cái nghèo đeo bám, năm 1998, gia đình ông bắt đầu mở hướng chăn nuôi lợn thương phẩm. Lúc đầu ít vốn ông chỉ nuôi vài con, dần dà quy mô đàn lợn được nhân lên 15-20 con/lứa (một năm nuôi 2 lứa). Những lứa lợn cứ thay phiên nhau xuất chuồng đều đặn giúp gia đình ông tiết kiệm được tiền xây nhà rồi mở hướng kinh doanh vận tải.

Năm 2009, ông đã mạnh dạn vay ngân hàng 500 triệu đồng đầu tư mua 1 chiếc ô tô tải về chở keo, vật liệu thuê. Chỉ sau 1 năm kinh doanh dịch vụ xe tải, ông đã trả nợ gần hết số tiền vay và tiếp tục quay vốn mua thêm 2 ô tô tải duy trì hiệu quả mô hình này. Lấy vốn liếng sinh lợi, đến năm 2011, ông tiếp tục đầu tư 80 triệu đồng mua lại 8ha rừng của các hộ dân phát triển mô hình trồng keo. Sau gần 6 năm tập trung chăm sóc, đến nay vườn keo đang bắt đầu đến vụ thu hoạch. Dự kiến, 8ha keo sẽ thu lãi được hơn 400 triệu đồng.

Ngoài ra hiện nay, ông Chắn còn đầu tư 4ha nuôi tôm thâm canh kết hợp với mô hình nuôi cua thương phẩm. Kết hợp cả 3 mô hình (vận tải, trồng keo và nuôi tôm) của ông Chắn, mỗi năm cho thu nhập 600-700 triệu đồng (đã trừ chi phí). Mô hình phát triển kinh tế của ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động địa phương với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng và hàng chục lao động thời vụ.

22
Mô hình nuôi tôm thâm canh của anh Trần Đông Nam, phường Đại Yên (TP Hạ Long) trung bình mỗi năm cho thu lãi 400-500 triệu đồng.

Nuôi tôm giữa phố thu lãi nửa tỷ/năm

Sau nhiều năm khởi nghiệp với nhiều gian nan nhưng nhờ kiên trì, không ngừng cố gắng và dám nghĩ, dám làm nông dân Trần Đông Nam (37 tuổi), phường Đại Yên (TP Hạ Long) đã vươn lên trở thành tỷ phú với mô hình nuôi tôm kết hợp với kinh doanh dịch vụ thuốc và thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Năm 2001, sau khi học xong lớp kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản do Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên tổ chức chàng thanh niên trẻ tuổi ngày đó đã mạnh dạn thuê ao đầm bỏ không tại khu vực gần nhà mình để cải tạo nuôi tôm theo hướng bán thâm canh. Lúc đầu do còn ít kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật bị hạn chế nên mô hình nuôi tôm của anh không mấy khả thi. Không nản chí sau một thời gian vừa làm vừa đúc kết kinh nghiệm và nghiên cứu tài liệu kỹ thuật nuôi tôm, đến năm 2010, anh Nam đã huy động nguồn vốn từ gia đình và vay ngân hàng để đầu tư mua đất đào ao chuyển đổi 0,3ha sang nuôi tôm theo hướng thâm canh.

Anh Nam chia sẻ: Trong điều kiện diện tích ao, hồ ở đô thị bị hạn chế, việc áp dụng nuôi tôm thâm canh là hướng đi phù hợp không chỉ tăng vụ nuôi mà còn tăng năng suất. Khác với nuôi bán thâm canh hay nuôi quảng canh như trước đây, trong quá trình thả nuôi tôm thâm canh phải đặc biệt chú ý đảm bảo xử lý nguồn nước sạch để tôm không bị bệnh. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi tiên tiến nên sản lượng tôm tăng cao. Năm 2012, sản lượng tôm thu được 4 tấn/2 vụ, đến nay sản lượng đã tăng lên đạt 6-7 tấn/2 vụ. Trừ mọi chi phí mỗi năm cho thu lãi 400-500 triệu đồng. Bên cạnh mô hình nuôi tôm hiện nay, anh Nam còn đầu tư kinh doanh dịch vụ thức ăn nuôi tôm cho thêm thu nhập từ 100-200 triệu đồng/năm. Đặc biệt, anh Nam còn hỗ trợ nhiều nông dân trong vùng ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào các mô hình nuôi tôm và hỗ trợ thức ăn chăn nuôi theo hình thức trả chậm…

22
Gia đình ông Đoàn Quang Ngọc (bên trái) phường Phương Đông (TP Uông Bí) đang sở hữu vườn thanh long rộng hơn 3ha lớn nhất nhì tỉnh với sản lượng đạt 35-40 tấn/năm.

"Vua" thanh long đất Uông Bí

Sau hơn 20 năm bền bỉ bám đất, bám rừng phát triển kinh tế, đến nay trang trại tổng hợp của ông Đoàn Quang Ngọc, khu hồ Yên Trung, phường Phương Đông được nhiều người vinh danh là ông “vua” thanh long đất Uông Bí. Trang trại của gia đình ông mỗi năm cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng; tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động địa phương.

Trước khi chuyển sang mô hình trang trại, ông Ngọc đã từng làm công nhân tại mỏ than Vàng Danh gần 20 năm. Năm 1996, sau khi xin nghỉ hưu sớm, có chút vốn liếng trong tay ông đã mua 3ha đất đồi rừng tại khu vực hồ Yên Trung để làm trang trại. Ông Ngọc cho biết: Lúc mới chuyển đến đây làm trang trại, cả khu đồi này còn hoang vu lắm. Đất đai cằn cỗi, giao thông đi lại khó khăn nên gia đình tôi không biết trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp? Phải mất hơn 1 năm cải tạo lại vườn đồi chúng tôi mới bắt đầu trồng keo, vải và chăn nuôi lợn rừng… Vài năm đầu, từ tiền thu hoạch những lứa lợn, tôi tiết kiệm vốn đầu tư tiếp tục mua 20 con hươu và 10 con nai nuôi lấy nhung bán. Đến năm 2013, gia đình tôi mới bắt đầu san gạt trên 3ha rừng, trồng 16.000 cây thanh long ruột đỏ. Chỉ sau 1 năm tập trung chăm sóc, vườn thanh long phát triển rất tốt, vụ đầu cho thu hoạch lãi hơn 100 triệu đồng. Tính riêng năm 2016, vườn thanh long cho thu hoạch đạt sản lượng hơn 40 tấn, bán được hơn 800 triệu đồng.

Đến nay, trang trại của ông Ngọc đã được mở rộng quy mô lên 7ha, trong đó 3ha trồng thanh long, 2ha trông dược liệu còn lại là trang trại chăn nuôi. Trung bình mỗi năm trang trại tổng hợp cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng. Trừ các khoản chi phí sản xuất ông thu lãi được 700-800 triệu đồng/năm.


Tác giả bài viết: Bạch Đằng

Nguồn tin: baoquangninh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại874,373
  • Tổng lượt truy cập92,048,102
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây