Học tập đạo đức HCM

Thu nhập cao nhờ áp dụng chế phẩm sinh học

Thứ sáu - 18/10/2013 02:50
Huyện Trần Văn Thời là một trong những địa phương có diện tích trồng màu lớn nhất tỉnh. Hằng năm, tại các vùng ngọt hoá trong huyện có khoảng 3.000 ha trồng màu. Nó trở thành mô hình sản xuất chính của nhiều hộ nông dân, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Nhằm tạo điều kiện để nông dân trồng màu trong huyện nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, từ tháng 9/2012, Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời phối hợp với các ngành có liên quan triển khai thực hiện Dự án ứng dụng chế phẩm sinh học (nấm Trichoderma) xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ bón cho cây trồng. Dự án này bước đầu mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong sản xuất.

Phát huy lợi thế sẵn có

Huyện Trần Văn Thời là địa phương có diện tích trồng lúa lớn nhất trong tỉnh, với trên 50.000 ha. Trung bình mỗi héc-ta lúa sau khi thu hoạch  sẽ thu được từ 5-6 tấn rơm, rạ tươi. Như vậy, mỗi năm toàn huyện có khoảng 350.000 tấn rơm, rạ tươi.

Trước đây, sau khi thu hoạch lúa nông dân tận dụng rơm, rạ để trồng nấm, hoặc để mục làm phân bón rau màu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi sản xuất nông nghiệp được cơ giới hoá, phần lớn lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, rơm rạ vương vãi trên đồng thì nông dân thường xử lý bằng cách đốt rơm, rạ đi.

Dự án ứng dụng chế phẩm sinh học nấm Trichoderma xử lý rơm, rạ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng, đặc biệt là trồng màu sẽ giải quyết được bài toán nan giải đối với hàng ngàn tấn rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa.

Đồng thời, ứng dụng chế phẩm sinh học nấm Trichoderma còn giúp bà con nông dân trồng màu trong huyện giảm được rất nhiều chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, hạn chế bệnh xảy ra trên hoa màu.

Theo ngành chuyên môn, nấm Trichoderma có nhiều tác dụng đối với cây trồng như khả năng phân huỷ cellulose; đối kháng lại các loài nấm gây bệnh ở thực vật; tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất có lợi cho cây trồng; ức chế và phân lập các vi sinh vật gây hại; phân huỷ nhanh xác bã thực vật, tạo đất tơi xốp cung cấp dinh dưỡng cho cây, làm phát triển bộ rễ; ngăn ngừa hiện tượng chạy dây, thối rễ, lỡ cổ rễ, thối thân cây…

Ông Đoàn Văn Trung, ấp Cơi 6A, xã Khánh Bình Tây, ứng dụng chế phẩm sinh học nấm Trichoderma vào 2 vụ trồng màu vừa qua của gia đình. Gia đình ông trồng khoảng 1 ha hoa màu trên bờ liếp. Ông Trung cho biết: “Qua quá trình sử dụng nấm Trichoderma, tôi thấy giảm được rất nhiều về phân, thuốc hoá học.

Đồng thời, giảm được bệnh khuẩn, bệnh cháy rìa lá, vàng lá trên hoa màu, bộ rễ của cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, giảm sâu rầy, cho năng suất cao. Trước đây, sau mỗi vụ trồng màu, tôi phải cuốc đất đảo đất lại, rất tốn công sức, nhưng từ khi sử dụng nấm Trichoderma xử lý rơm, rạ thì tôi chỉ cần rải rơm đã ủ xong rồi trồng”.

Bà Mai Thị Trình, ấp Cơi 6A, xã Khánh Bình Tây, cũng áp dụng nấm Trichoderma xử lý rơm, rạ để bón cho hoa màu được 2 vụ. Bà Trình cho biết, cũng với diện tích 0,5 ha trồng màu, khi sử dụng nấm Trichoderma xử lý rơm, rạ để bón cho hoa màu thì gia đình bà giảm được lượng phân bón, thuốc hoá học khoảng 50% so với trước đây. Lợi nhuận sau mỗi vụ hoa màu cũng được tăng thêm từ 5-10 triệu đồng.

Cần nhân rộng mô hình

Lợi ích từ Dự án ứng dụng chế phẩm sinh học nấm Trichoderma xử lý rơm, rạ thành phần bón hữu cơ bón cho cây trồng đã được khẳng định qua hiệu quả thực tế mà nó mang lại. Tuy nhiên, dự án này mới chỉ được thử nghiệm ở 4 xã trong huyện gồm: Khánh Hưng, Khánh Bình Tây, Khánh Lộc và thị trấn Trần Văn Thời, với 60 hộ tham gia.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân hữu cơ trong quá trình sản xuất.

Vì vậy, khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng chế phẩm sinh học nấm Trichoderma xử lý rơm, rạ bón cho cây trồng để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất. Đồng thời, tạo ra nguồn hoa màu sạch, đáp ứng nhu cầu của thị trường, bảo vệ sức khoẻ cả người sản xuất và tiêu dùng.

Thiết nghĩ, nếu dự án này được triển khai rộng rãi tại các vùng ngọt hoá trong huyện sẽ giúp bà con nông dân trồng màu tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Đồng thời, giải quyết và tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu rơm, rạ dồi dào, sẵn có ở địa phương, góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới./.

Theo Cà Mau Online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập253
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,491
  • Tổng lượt truy cập90,290,884
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây