Học tập đạo đức HCM

Tiềm năng phát triển to lớn của cá rô phi

Thứ tư - 08/03/2017 03:05
Rô phi là loài cá nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới, được nuôi trong nhiều hệ thống khác nhau. Trong năm 2016, ước tính có khoảng 5,5 triệu tấn cá rô phi đã được nuôi trên toàn thế giới.

Ngày nay, rô phi là loài thủy sản nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau cá chép. Sản lượng cá rô phi vượt cả cá hồi và nhiều loài cá da trơn.

Rô phi là loài cá đặc hữu ở Châu Phi và đã được nuôi trong nhiều thế kỷ ở các nước khác nhau. Trong suốt 70 năm qua, nhờ lợi thế tiềm năng mà các loài cá rô phi đã được phân bố hầu như trên toàn thế giới.

Trong những năm 1950 và 1960, cá rô phi đã thu hút được sự chú ý của các nước đang phát triển do tiềm năng nuôi và sản lượng cá dùng làm thực phẩm đạt được. Ở một số các quốc gia này, cá rô phi đã được sử dụng như là một yếu tố chiến lược trong việc mở rộng nuôi trồng thủy sản tại địa phương để sản xuất ra nguồn protein động vật với chi phí tương đối thấp, tiêu thụ với số lượng lớn. Trong khi đó, ở một số nước khác, cá rô phi chủ yếu được dùng cho mục đích giải trí và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Trong những năm 1960 và 1970, việc nuôi cá rô phi chuyển nhiều hơn sang sản xuất thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và để đa dạng hóa các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi. Trong suốt 30 năm qua, nhiều phát triển kỹ thuật - từ cải tiến di truyền và sự phát triển của dòng tăng trưởng nhanh hơn (cá rô phi có lẽ là loài thuần hóa rộng rãi nhất trong nuôi trồng thủy sản) cho đến cải thiện kiến ​​thức về quản lý sức khỏe và dinh dưỡng, cho đến chế biến và giá trị gia tăng - đã cho phép tối ưu hóa sản xuất cá rô phi theo chuỗi giá trị và thâm nhập thị trường trên toàn thế giới.

Việc sản xuất cá rô phi với mục đích thương mại đã được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các thị trường truyền thống ở Châu Á và Châu Phi đã mở rộng sang nhiều nước ở Châu Mỹ, Châu Âu và các nơi khác. Hiện nay, cá rô phi nuôi đã nhanh chóng trở thành một nguồn thay thế đáng kể cho các loài cá thịt trắng truyền thống được đánh bắt từ tự nhiên.

Trong năm 2016, ước tính có khoảng 5,5 triệu tấn cá rô phi đã được nuôi trên toàn thế giới. Sản lượng này sẽ tiếp tục tăng đáng kể trong nhiều năm tiếp theo, với dự báo gần 5,8 triệu tấn vào năm 2017 và gần 6 triệu tấn vào năm 2018. Ngân hàng Thế giới đã dự báo sản lượng toàn cầu của nhóm cá rô phi vào năm 2030 sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.

Thủy sản dùng làm thực phẩm quan trọng nhất trên thế giới.

Tiến sĩ Kevin Fitzsimmons, giáo sư và là chuyên gia về cá rô phi tại Đại học Arizona, đã cho rằng rô phi là loài cá thực phẩm quan trọng nhất trên thế giới và là “gà của biển”. Sự phù hợp của cá rô phi trong tất cả các loại hệ thống sản xuất cũng đã được chứng minh. Chúng rất khỏe mạnh, có khả năng kháng bệnh, chịu được điều kiện sản xuất quá tải và chịu được nhiều bất lợi môi trường khác nhau.

Có nhiều loài cũng như nhiều dòng rô phi khác nhau có thể phát triển tốt ở các vùng nước, từ nước ngọt đến nước mặn. Chúng có tiềm năng cho năng suất cao và nhiều loài có thể được nuôi bằng thức ăn chủ yếu dựa trên protein có nguồn gốc thực vật. Trong nhiều lĩnh vực, nuôi cá rô phi là một hoạt động quan trọng, tạo ra nguồn protein cần thiết, tạo ra việc làm và ngoại tệ, đem đến cơ hội để đa dạng hóa sản phẩm trong nước.

Sản xuất cá rô phi đi từ hệ thống rất đơn giản (ao đất nhỏ) cho đến những hệ thống có kỹ thuật rất phức tạp (trong đó có hệ thống tuần hoàn). Những hệ thống sản xuất đơn giản có các đặc trưng là ít kiểm soát chất lượng nước và giá trị dinh dưỡng của nguồn cung cấp thực phẩm, sản lượng cá đạt được thấp. Khi những kỹ thuật kiểm soát tốt được phát triển và áp dụng trong quản lý chất lượng nước cũng như trong dinh dưỡng thủy sản thì chi phí và năng suất trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích cũng tăng thêm.

Trong quá trình phát triển từ thấp đến cao, những hệ thống sản xuất cá rô phi có thể được mô tả bằng các hệ thống nuôi: quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Các hình thức nuôi này được đặc trưng bởi sự thay đổi rõ rệt về mức độ đầu tư, chi phí vận hành, mức độ quản lý, rủi ro, năng suất …

Hệ thống nuôi quảng canh

Nuôi rô phi quảng canh là hoạt động sinh kế điển hình, cá được nuôi trong những ao đất nhỏ và được các gia đình hoặc cộng đồng nhỏ quản lý. Hầu hết sản phẩm được các gia đình hoặc cộng đồng tiêu thụ, một phần nhỏ bán tại địa phương. Điều này gây khó khăn để có được số liệu thống kê chính xác về sản lượng nuôi ở các hệ thống quảng canh. Việc quản lý các hệ thống này thường liên quan đến tất cả các thành viên trong gia đình, hỗ trợ kỹ thuật đôi lúc có được từ chính quyền địa phương và/hoặc chính quyền trung ương.

Rô phi đực và cái thường được nuôi chung, mật độ thả nuôi rất thấp (1.000 - 2.000 con/ha). Thức ăn của cá chỉ là thức ăn tự nhiên có trong ao, phiêu sinh động và thực vật, mùn bã hữu cơ có trong đất và nước. Bổ sung thức ăn gần như không có trong kiểu hệ thống này. Năng suất nằm trong khoảng từ 300 - 700 kg/ha/vụ. Ở hầu hết các nước đang phát triển, người nuôi cá kiểu này rất hạn chế trong việc tiếp cận kỹ thuật, thông tin, thị trường và tín dụng.

Hệ thống nuôi bán thâm canh

Trong hệ thống nuôi bán thâm canh, ao nuôi lớn hơn và có thể lên đến vài héc ta. Loại hình này thường có nhiều lao động, các hoạt động nuôi trồng thủy sản thường được kết hợp với các hoạt động chăn nuôi hoặc nông nghiệp khác. Cá được nuôi từ hai đến ba giai đoạn trong ao nhỏ hoặc trong bể để kích cỡ lớn dần cho đến khi thả vào ao lớn nuôi để đạt đến kích cỡ thương phẩm. Thức ăn tự nhiên trong ao được tăng lên nhờ bón phân động vật, do đó giúp giảm chi phí sản xuất.

Ở nhiều nước đang phát triển, phân bón được sử dụng rộng rãi để nuôi cá. Sản lượng đạt từ 2.000 - 6.000 kg/ha/vụ, mật độ thả ban đầu từ 5.000 - 20.000 con/ha. Phân vô cơ cũng được sử dụng để tăng thức ăn tự nhiên trong ao, làm tăng mật độ tảo. Các phụ phẩm nông nghiệp (chưa đầy đủ về dinh dưỡng) đôi khi được sử dụng như là thức ăn bổ sung để tăng sản lượng. Thức ăn công nghiệp cũng thường được sử dụng.

Ở một số nước, việc nuôi cá đực và cá cái chung trong một ao vẫn thường xảy ra. Những con cá có kích cỡ thương phẩm nhỏ thường được bán tại địa phương. Tuy vậy, nuôi cá rô phi toàn đực vẫn được ưa chuộng hơn vì thị trường trong nước và quốc tế thích cá cỡ lớn hơn. Ở một số nước, người nuôi theo hình thức bán thâm canh đang thành lập các hợp tác xã để đạt được khối lượng cần thiết và chuẩn hóa chất lượng sản phẩm (về màu sắc và kích cỡ cá thu hoạch, kích thước và độ dày của miếng philê) để xuất khẩu sang các thị trường, chẳng hạn như Mỹ.

Ao ngoài trời và lồng, các bể ngoài trời hay trong nhà và hệ thống raceway được sử dụng để nuôi thâm canh cá rô phi. Mật độ thả nuôi trong hệ thống thâm canh dao động từ 10.000 - 35.000 con/ha hoặc nhiều hơn. Cá được cho ăn thức ăn thương mại chất lượng cao. Thức ăn tự nhiên có vai trò ít hơn mặc dù hiệu quả chuyển đổi thức ăn được cải thiện khi phiêu sinh thực vật phát triển tốt.

Các thông số sinh, hóa, lý đều được giám sát và kiểm soát thường xuyên (khi có thể) để điều chỉnh và đối phó với bất kỳ tình huống khẩn cấp không mong muốn nào xảy ra (oxy hoà tan thấp, …). So với các hệ thống bán thâm canh, hệ thống thâm canh có chi phí thức ăn cao hơn và được bù đắp bằng sản lượng lớn hơn (5.000 đến 20.000 kg/ha/vụ hoặc hơn). Hệ thống bể và hệ thống raceway (nước chảy) có thể được tích hợp với hệ thống sản xuất thủy canh đối với một số loài thảo mộc, rau hoặc trái cây. Trong các hệ thống aquaponic (kết hợp giữa nuôi thủy sản và thủy canh - ND), chất dinh dưỡng từ hệ thống nuôi cá được sử dụng để hỗ trợ sản xuất các loại thực vật (rau, quả, ...).

Nuôi thâm canh trong lồng là một phương pháp sản xuất phổ biến được sử dụng ở khu vực Châu Á và Châu Mỹ Latinh. Mật độ thả nuôi khuyến nghị phụ thuộc vào thể tích lồng, kích cỡ thu hoạch mong muốn và trình độ sản xuất. Nuôi lồng cung cấp một số lợi thế quan trọng. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi bị phá vỡ, và do đó con đực và con cái có thể được nuôi trong lồng mà gặp vấn đề gì xảy ra.

Lồng nuôi là các đơn vị sản xuất dễ dàng quản lý và chi phí khai thác tương đối thấp. Cá có thể được điều trị ngay khi có bất kỳ bệnh về ký sinh trùng được phát hiện. Lồng đòi hỏi vốn đầu tư tương đối thấp hơn so với ao. Một số bất lợi bao gồm: nguy cơ cao hơn do bị câu, bắt trộm; cá trở nên ít chịu được nước có chất lượng kém; hoàn toàn phụ thuộc vào thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng. Nuôi cá rô phi trong bể là một lựa chọn tốt so với nuôi trong ao và lồng nuôi nếu có đủ nước hoặc đất không có nhiều. Một số ưu điểm và nhược điểm của nuôi cá lồng cũng đúng đối với nuôi cá trong bể.

Triển vọng

Ngày nay, rô phi là loài cá nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới sau cá chép. Sản lượng toàn thế giới của cá rô phi đã vượt qua sản lượng của cá hồi và các loài cá da trơn.

Với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và có thị trường rộng khắp thế giới, ngành công nghiệp nuôi cá rô phi sẽ tiếp tục mở rộng đáng kể trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm khi dân số thế giới ngày càng tăng.

Nguồn: tongcucthuysan.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại272,531
  • Tổng lượt truy cập92,650,195
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây