Học tập đạo đức HCM

Xứ Quảng sẽ có nhiều mô hình nông nghiệp sạch

Thứ tư - 08/03/2017 09:06
Trong nhiều năm qua, ngành nông nghiệp (NN) tỉnh Quảng Nam luôn chú trọng đến việc triển khai sản xuất theo hướng an toàn, sạch hơn, bền vững trên nhiều lĩnh vực. Đến nay nhiều mô hình, dự án về trồng trọt, chăn nuôi ở Quảng Nam đã bước đầu đem lại hiệu quả lớn, góp phần tích cực tăng thu nhập cho người nông dân...

Nhiều mô hình hiệu quả

Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, sản xuất NN theo hướng sạch và an toàn luôn là một nhu cầu tất yếu, vì thế trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam luôn chú trọng đến việc này và bước đầu đem lại hiệu đáng kể.

Theo ông Muộn, lĩnh vực trồng trọt của tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là sản xuất lúa với diện tích gieo trồng 85.000ha/năm theo hướng IPM, ICM, 3 giảm - 3 tăng… rộng khắp trên các cánh đồng của tỉnh. Tỉnh đã hình thành các cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa và đã áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, tăng cường sử dụng phân vi sinh, hữu cơ vi sinh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Qua đó, giảm đáng kể lượng hóa chất, thuốc BVTV trong sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất.

 xu quang se co nhieu mo hinh nong nghiep sach hinh anh 1

  Quảng Nam đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh rau sạch. Ảnh: Làng rau hữu cơ Trà Quế (Hội An)- điểm sáng của ngành NN Quảng Nam. ảnh: Đại Nghĩa

Ngành NN Quảng Nam còn tập trung xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh rau theo hướng VietGAP. Hiện tỉnh đã có 2 vùng rau được chứng nhận VietGAP  là vùng rau quả Bầu Tròn ở xã Đại An, huyện Đại Lộc với diện tích trên 30ha; vùng Bình Triều, Thăng Bình với diện tích trên 20ha. Đặc biệt, hình thành được vùng rau chuyên canh hữu cơ, kết hợp với hoạt động du lịch trải nghiệm NN ở làng Trà Quế, xã Cẩm Hà, TP.Hội An (11ha)…

Ông Võ Văn Nghi – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam cho biết, ngoài trồng trọt, thì lĩnh vực chăn nuôi cũng triển khai được nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Tỉnh đã xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn, gà trên nền đệm lót sinh học. Hiện nay, mô hình này đã được ứng dụng toàn tỉnh, nhất là chăn nuôi gà. Tiêu biểu như trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng sạch Văn Học ở xã Tam An (huyện Phú Ninh) với sản phẩm trứng gà đã được bán ở hệ thống Siêu Thị Coop-Mart.

Tỉnh Quảng Nam cũng đang triển khai xây dựng các chuỗi sản phẩm an toàn (sạch): Lợn, gà, tôm, rau và nước mắn. Tổ chức xây dựng các mô hình nuôi tôm VietGAP, nuôi an toàn sinh học… Triển khai, hướng dẫn nông dân miền núi sản xuất lâm nghiệp, trồng lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu theo hướng mô phỏng tự nhiên, hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng phân, thuốc hóa học trong sản xuất các loại cây dược liệu…

Khuyến khích nhân rộng

Quảng Nam đang xây dựng thí điểm 5 chuỗi sản phẩm sạch: Nước mắm, tôm, rau, gà và thịt heo. Bên cạnh đó, quy hoạch bền vững các làng NN hữu cơ như: Đại Bình (Quế Trung, Nông Sơn), Tiên Phước (Hiệp Đức)...

 

Ông Lê Muộn cho cằng, việc triển khai sản xuất NN của Quảng Nam bước đầu đạt được kết quả như vậy là nhờ tỉnh đã có các quy hoạch từ trước, nhất là tại các địa phương trung du, miền núi để hình thành những vùng sản xuất sạch, sản xuất NN hữu cơ… Bên cạnh đó, hệ thống cán bộ NN từ tỉnh đến cơ sở luôn chú trọng việc tập huấn, hướng dẫn sản xuất theo hướng an toàn, sạch, thân thiện môi trường.

“Trong bối cảnh chung của cả nước, nhất là hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, yêu cầu thị trường cần sản phẩm an toàn, sạch, có nguồn gốc, xuất xứ ngày càng cao và là tất yếu. Quảng Nam có nhiều cơ hội để triển khai mạnh mẽ các mô hình sản xuất NN sạch” - ông Muộn nói.

Cũng theo ông Muộn, bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, việc triển khai các mô hình sản xuất NN theo hướng sạch thời gian qua ở Quảng Nam cũng gặp không ít khó khăn, thánh thức. Bởi, hiện nay yêu cầu của người tiêu dùng rất lớn, song nhìn chung sản phẩm an toàn và sạch chưa bán được với giá phù hợp, đôi khi giá bằng với sản phẩm chưa an toàn, nên chưa khuyến khích được người sản xuất. Công tác tuyên truyền cho người sản xuất, tiêu dùng có chú trọng nhưng chưa được nhiều, nhất là người tiêu dùng…

“Sản xuất NN sạch, an toàn là nhu cầu cần thiết và trong thời gian tới Quảng Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, trước mắt, tỉnh sẽ duy trì và khuyến khích nhân rộng các mô hình hiện có thông qua công tác khuyến nông và liên kết với các doanh nghiệp” - ông Muộn khẳng định./.

Tác giả bài viết: Đại Nghĩa

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại244,224
  • Tổng lượt truy cập85,151,260
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây