Học tập đạo đức HCM

Tổ hợp tác chuyên canh rau thơm

Thứ tư - 12/08/2015 05:47
Tân Lập, một thôn của xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng xưa nay có truyền thống trồng rau thương phẩm. Không chỉ dừng lại ở những cây rau truyền thống ven sông Đa Nhim như cà chua, ớt sừng hay cải thảo, bà con Tân Lập còn cung cấp cho thị trường các loại rau thơm. Và Tổ hợp tác Chính Nghĩa, nơi tập trung những người trồng rau thơm đã đồng hành cùng bà con, giúp diện tích rau thơm ở đây ngày càng mở rộng.
 
 

Thu hoạch rau thơm của thành viên THT Chính Nghĩa

Ông Nguyễn Văn Trường, Tổ trưởng Tổ hợp tác rau thơm Chính Nghĩa chia sẻ, bữa ăn nào của gia đình Việt cũng sử dụng rau thơm. Ngoài các loại rau khác dùng làm món ăn chính, cây rau thơm giúp tăng hương vị, chất lượng dinh dưỡng của món ăn. Bởi vậy, rau thơm tuy dùng với lượng không nhiều nhưng cũng không thể thiếu. Đất Lạc Lâm với phù sa dòng Đa Nhim lại rất thích hợp với cây rau này, có thể trồng quanh năm với năng suất cao, rau to đẹp, khác hẳn rau thơm các vùng khác phụ thuộc mùa nóng mùa lạnh. Ông Trường cho hay: “Gia đình tôi vốn làm nghề thu mua rau củ. Bản thân nhà tôi cũng trồng mấy sào rau thơm các loại nhưng không đủ cho nhu cầu của khách hàng. Từ thực tế này, chúng tôi mới nảy sinh thành lập tổ hợp tác rau thơm”. Quả thật, nhu cầu tiêu dùng của thị trường dành cho cây rau thơm rất đa dạng, mỗi loại một chút. Từ dấp cá, thì là, húng thơm, húng quế, húng dũi, tía tô, kinh giới… chỉ một nhà, một hộ sản xuất rất khó đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vậy là theo lời vận động của ông Trường, nhiều hộ trong thôn bắt đầu liên kết cùng sản xuất rau thơm.

Ban đầu, chỉ có 3 hộ xung quanh liên kết cùng ông Nguyễn Văn Trường cung cấp rau thơm theo phương thức, tổ trưởng cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm, bà con trồng theo đúng kế hoạch. Qua thời gian, thấy trồng rau thơm mang lại hiệu quả kinh tế tốt, đầu ra ổn định, có thêm nhiều hộ khác cùng tham gia. Vậy là tháng 2/2015, Tổ hợp tác rau thơm Chính Nghĩa ra đời với 13 thành viên và gần 5ha chuyên trồng rau thơm. Dựa theo nhu cầu được kí kết với đối tác, ông Trường và các thành viên trong tổ bàn bạc, lên kế hoạch hộ nào trồng loại rau gì, diện tích bao nhiêu, thời gian thu hoạch… để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Vậy nên, mỗi thành viên trong tổ thường trồng từ 2 - 3 loại rau theo phương pháp gối đầu, lứa này vừa thu có ngay lứa khác kịp trưởng thành. Trồng rau thơm rất khỏe, tiền đầu tư ít chỉ với 5 triệu/sào, công chăm sóc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng tiết kiệm. Cứ 1,5 tháng là được thu một lứa rau với giá bao tiêu, giá “chết” là 10 triệu đồng/sào. Xuống giống một lần, cây rau có thể thu được từ 2 - 3 năm tùy lượng chăm sóc nhiều hay ít. Đầu tư một lần, thu rải rác quanh năm, một sào trồng rau thơm tính ra lời xấp xỉ 60 - 70 triệu đồng/năm mà chi phí, công chăm sóc bỏ ra không nhiều. Ngoài ra, hầu hết các hộ trồng rau thơm đều là thành viên của tổ hợp tác, thương lái sẽ không tranh thủ ép giá được do giá cả đã thống nhất. Bởi vậy, thành viên của tổ hợp tác yên tâm gắn bó với cây rau thơm.

Hiện tại, mỗi ngày Tổ hợp tác rau thơm Chính Nghĩa cung cấp cho thị trường khoảng 3 tấn rau thơm các loại. Rau được cắt vào sáng sớm, tập trung tại tổ để thương lái tới tận nơi mang đi, rất khỏe và nhàn cho bà con. Với giá cả có sẵn, ít trồi sụt như các loại rau thương phẩm khác, rau thơm cho thu nhập không cao nhưng ổn định. Ông Trường khoe, rau thơm của Chính Nghĩa được bán khắp khu vực phía Nam, từ thành phố Hồ Chí Minh ra tận Quảng Ngãi. Vào mùa đông, khi tuyết phủ trắng các nước ôn đới, tổ còn có đơn hàng xuất khẩu. Chính vì vậy, ông đang vận động thêm bà con trồng rau thơm, tham gia vào sản xuất theo kế hoạch với tổ hợp tác. Ông Trương Quang Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Lâm đánh giá, tổ hợp tác Chính Nghĩa tuy mới thành lập nhưng cho thấy kết quả ban đầu khá tốt, thành viên yên tâm sản xuất, gắn bó với kế hoạch chung.

Cùng sản xuất với tư cách một tổ hợp tác, cây rau thơm đang mang lại thu nhập ổn định cho bà con Tân Lập và đang hi vọng sẽ mở rộng diện tích rau thơm trong tương lai.

Diệp Quỳnh
Nguồn tin: Báo Lâm Đồng


 Tags: rau thơm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập440
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm437
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại197,215
  • Tổng lượt truy cập90,260,608
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây