Học tập đạo đức HCM

Trẻ hóa vườn xoài

Thứ tư - 12/08/2015 03:31
Nông dân Đinh Đoàn Lỡi ở xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đã ghép xoài cát Hòa Lộc vào gốc cây xoài bưởi lâu năm nhằm cải tạo giống đã thành công hơn mong đợi.
Anh Đinh Đoàn Lỡi thực hiện ghép xoài


Hàng trăm nông dân các huyện Xuân Lộc, Định Quán và Vĩnh Cửu (Đồng Nai) kéo đến vườn xoài ghép để tận mắt chứng kiến anh Lỡi biểu diễn kỹ thuật ghép.

Dẫn chúng tôi tham quan mô hình vườn xoài ghép, anh Lỡi tâm sự, anh sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo của tỉnh Hải Dương.
 

Năm 1995, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh vào vùng đất Xuân Lộc để lập nghiệp. Thời gian đầu vợ chồng anh xin đi làm thuê, ai mướn gì làm nấy. Sau mấy năm tích cóp được ít vốn, anh vay thêm tiền mua đất SX.

Xuân Lộc là vùng đất nổi tiếng với nghề trồng tiêu. Nhiều nông dân trở thành tỷ phú nhờ cây trồng này. Tuy nhiên, anh Lỡi đã quyết định chọn cho mình một hướng đi khác.
 

Sau khi nghiên cứu kỹ, anh bắt đầu cải tạo vườn để trồng 2 ha xoài bưởi. Chỉ sau mấy năm vườn xoài cho trái, có đợt thu hoạch từ 35 đến 40 tấn. Tuy nhiên, hạn chế của giống xoài này là chất lượng không đáp ứng yêu cầu thị trường, giá lại bấp bênh...
 

Năm 2007, tình cờ gặp lại người bạn là một kỹ sư nông nghiệp mách cho anh phương pháp cải tạo vườn xoài bằng cách cưa hết cành xoài bưởi, chỉ để lại gốc rồi ghép những giống xoài năng suất cao mà thị trường đang ưa chuộng.
 

“Nghe bạn hướng dẫn quá hay, nhưng lo vì chẳng may thất bại thì bao công sức đầu tư vào vườn xoài hơn 20 năm sẽ đổ sông, đổ biển. Bởi một cây xoài bưởi đang cho thu hoạch, có vụ lời ít lời nhiều cũng được từ 1 đến 2 triệu đồng”, anh Lỡi nói.
 

Tuy nhiên, khi được bạn hỗ trợ kỹ thuật ghép xoài, anh yên tâm hào hứng thực hiện. Lúc đầu, anh cẩn thận chỉ chọn duy nhất một cây xoài bưởi “đầu đàn” để làm thí điểm.

Cắt hết nhánh, sau đó tiến hành ghép giống xoài Thái và xoài cát Hòa Lộc rồi hồi hộp chờ đợi. Không ngờ, cây xoài ghép này phát triển rất tốt, chỉ sau một năm đã cho ra trái.
 

Từ thành công ban đầu, đến năm 2009, anh Lỡi mạnh dạn dùng giống xoài Thái mà mình ghép được, tiến hành ghép tiếp cho 1 ha vườn, đến nay mỗi đợt thu hoạch anh thu lời từ 400 đến 500 triệu đồng.

Đồng thời thử nghiệm ghép nhân rộng giống xoài cát Hòa Lộc cho trên 30 gốc cây xoài bưởi, đến nay cũng đã cho thu hoạch vụ đầu tiên sum xuê trái.

17-03-39_h3

Nông dân tham quan mô hình vườn xoài ghép của anh Lỡi
 

Theo Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai, toàn tỉnh có hơn 9.600 ha xoài, sản lượng đạt gần 90.000 tấn; riêng huyện Xuân Lộc có hơn 1.800 ha xoài đang cho thu hoạch, sản lượng hơn 20.000 tấn.
Trung tâm đang triển khai chương trình hỗ trợ nông dân mở rộng mô hình ghép cải tạo vườn xoài đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo kinh nghiệm của anh Lỡi, ghép cải tạo vườn xoài đem lại nhiều ưu điểm như rút ngắn thời gian thu hoạch quả còn từ 1 đến 2 năm kể từ khi ghép; trong khi trồng cây giống phải mất từ 5 đến 6 năm mới cho thu hoạch trái.
 

Hơn nữa, trái to nặng ký, giảm chi phí đầu tư, thu lời cao, giá thị trường lại tương đối ổn định từ 25 đến 30 ngàn đ/kg.

Cụ thể, năm 2012, anh đã tiến hành ghép xoài cát Hòa Lộc lên 30 cây xoài bưởi, sau 2 năm, cây bắt đầu ra trái.
 

Mặc dù mùa đầu tiên nhưng gia đình thu hoạch được 1.500 kg (trung bình mỗi cây 50 kg trái), với giá bán 20 ngàn đ/kg cho gia đình anh thu 30 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí còn lời hơn 21 triệu.
 

“Kỹ thuật ghép xoài cát Hòa Lộc có nhiều cách như ghép mắt, ghép chồi, ghép chẻ… nhưng tôi chọn ghép ép, vì cách ghép này dễ làm, cây dễ sống. Thời điểm chọn ghép xoài thường vào mùa khô, cây có tỷ lệ sống rất cao.
 

Ghép vào mùa mưa dễ bị nước chảy vào trong vết ghép dẫn đến tình trạng nhựa cây loãng theo vết ghép chảy ra ngoài hoặc gây nấm bệnh khiến cây bị chết”, anh Lỡi chia sẻ.

Từ thành công trên, anh Lỡi đang tiếp tục tiến hành ghép xoài cát Hòa Lộc trên diện tích 1 ha vườn còn lại. Đồng thời tận tình hướng dẫn nhiều bà con hàng xóm biết cách ghép cải tạo vườn xoài.
 

Gặp chúng tôi, anh Lỡi bày tỏ: “Tôi chỉ mong muốn trong thời gian tới mô hình ghép cải tạo vườn xoài cát Hòa Lộc sẽ tiếp tục được nhân rộng trong toàn tỉnh và sản phẩm trái sẽ đạt chuẩn để có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính”.

Theo NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập866
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm853
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại782,337
  • Tổng lượt truy cập93,160,001
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây