Học tập đạo đức HCM

Triệu phú nuôi dế thịt

Thứ hai - 05/05/2014 03:16
Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội chuyên ngành tự động hóa nhưng Đồng Văn Tuấn, ở xã Phú Điền (Thanh Hà - Hải Dương), lại làm giàu bằng nghề nuôi dế thịt. Ý chí quyết tâm, tinh thần ham học hỏi đã giúp chàng kỹ sư ­thành công trên chính mảnh đất quê hương.

Với tấm bằng đại học trong tay, Tuấn được nhận làm việc cho cho Công ty Thép Hòa Phát với mức lương ổn định nhưng anh vẫn quyết tâm về quê, thực hiện ước mơ của mình mặc cho người thân, bạn bè thắc mắc, nghi ngại.

Năm 2008, được sự hướng dẫn của người bạn về phương pháp và kỹ thuật nuôi dế thịt, Tuấn bắt đầu nuôi thử vài chuồng để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Nhận thấy việc nuôi dế phù hợp với điều kiện ở quê, lại cho hiệu quả kinh tế cao, Tuấn quyết định chuyên tâm đầu tư tất cả thời gian, công sức vào công việc mới này. Tuấn nói vui: “Cái duyên nhà nông nó vận vào mình”.

Tuấn cho biết, khi mới bắt đầu nuôi, do chưa có kinh nghiệm nên việc chăm sóc dế khá vất vả; đặc biệt vào những ngày mưa, nồm hay giá rét, việc giữ ấm cho dế vô cùng quan trọng. 

Để khắc phục khó khăn, Tuấn tìm hiểu các phương pháp nuôi dế của những người đi trước qua mạng internet, tìm đến những mô hình nuôi dế thành công học hỏi kinh nghiệm. Nhờ sự ham học hỏi, tích cực tìm tòi, Tuấn đã biết cách dùng chai nhựa đục lỗ để cung cấp nước cho dế và giúp dế chống chọi qua mùa đông lạnh ở miền Bắc bằng hệ thống máy sưởi do anh tự lắp đặt. Chính nhờ phương pháp tưởng chừng như đơn giản này đã giúp Tuấn tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức trong việc chăm sóc dế. Theo kinh nghiệm của Tuấn, giống là khâu quan trọng nhất, nên cần phải lựa chọn kỹ càng; khi nuôi cần phải chăm sóc cẩn thận, giai đoạn khó nhất là trong khoảng 10 ngày đầu trứng nở, bởi nó sẽ quyết định đến năng suất cả lứa. Tuấn cho biết thêm, vòng đời của d­­ế từ lúc nở đến lúc xuất bán dao động trong khoảng 40 - 45 ngày. Từ lúc xuất bán đến lúc sinh sản trong vòng 1 tuần, dế đẻ liên tục trong vòng 20 ngày sẽ chết. 

Vượt qua khó khăn lúc mới vào nghề, đến nay gia tài của Tuấn đã lên đến hàng trăm chuồng dế. Công việc chăm sóc cũng đơn giản hơn do anh đã quen nghề. 

Nếu như trước đây việc chăm sóc dế là mối bận tâm lo lắng của Tuấn thì giờ đây đã trở thành “thú vui tao nhã”. Anh kể cho tôi nghe thú vui riêng của mình khi cho dế ăn một cách đầy văn hoa: “Nhìn dế xúm vào ăn như đội quân tí hon sung mãn trong buổi kéo co làm tôi như sống lại tuổi thơ hồn nhiên của mình”. Nhìn ánh mắt ngời sáng của Tuấn khi lại gần chuồng dế, tôi cảm nhận được tình yêu với nghề của anh. Đó cũng là một trong những bí quyết giúp Tuấn vượt qua khó khăn để gặt hái được nhiều thành công. 

Trao đổi với tôi, Tuấn cho biết, cái khó nhất của người nuôi dế hiện nay vẫn là thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Vào những ngày đông giá rét, sản phẩm khan hiếm, giá dế có thể tăng vọt lên gấp 2 - 3 lần bình thường nhưng hè về, khi nguồn cung dồi dào, giá dế thương phẩm cũng giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nuôi dế. Tuy nhiên, với 4 năm trong nghề, đến nay, Tuấn đã tạo được thị trường riêng cho mình, đó là các nhà hàng tại Hải Dương, Hải Phòng…, thậm chí đưa vào cả TP.Hồ Chí Minh,… với nhiều loại đơn hàng như: thức ăn cho chim, cá cảnh hay thức ăn cho các quán nhậu. 

“Nuôi dế như làm chơi ăn thật, vì một người có thể nuôi được vài trăm chuồng mà vẫn có thời gian làm việc khác. Hơn thế, chuồng nuôi dế được làm từ hộp xốp mua khá rẻ, thậm chí có thể xin được. Mỗi chuồng nuôi khi thu hoạch được 1kg dế thành phẩm, với giá bán 230.000 - 250.000 đồng/kg, bình quân tôi thu lãi khoảng 100 triệu đồng/năm”, Tuấn chia sẻ.

Phương Vũ
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay33,220
  • Tháng hiện tại263,924
  • Tổng lượt truy cập92,641,588
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây