Học tập đạo đức HCM

Truyền nghề để phát triển nghề

Thứ hai - 05/05/2014 20:49
Với thâm niên hơn 30 năm trong nghề làm mộc, giờ đây ông Đặng Đình Huân, thôn Thượng Mạo, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội đang có trong tay một khối tài sản lớn về cả thu nhập lẫn kinh nghiệm trong nghề.
“Sinh ra ở thôn có nghề mộc truyền thống, tôi đã sớm học được “tinh hoa” của nghề từ cha ông. Học hết cấp 2, tôi nghỉ học ở nhà học nghề. Sau đó một thời gian tôi tham gia nghĩa vụ quân sự, khi trở về tôi tách ra làm nghề riêng” - ông Huân chia sẻ.

Trước kia khi chưa có máy móc trợ giúp, ông Huân chủ yếu làm thủ công, sản xuất các mặt hàng mộc dân dụng vì không đòi hỏi cao về kỹ thuật, tuy vậy giá bán lại thấp. Qua thời gian cùng với sự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật phức tạp, cộng với sự ra đời của nhiều máy móc hiện đại, ông chuyển sang sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp và đồ thờ. 

Ông Huân giới thiệu sản phẩm do xưởng mình sản xuất.
Ông Huân giới thiệu sản phẩm do xưởng mình sản xuất.

Ông Huân bảo: “Làm sản phẩm mỹ nghệ cao cấp đòi hỏi kỹ thuật phải thật tinh xảo, tỉ mỉ để tạo ra dáng hoa văn phức tạp là điều không dễ dàng”.

Một thuận lợi nữa mà theo ông Huân nó đã giúp ông rất nhiều trong việc sản xuất đó là con trai thứ 2 của ông là lập trình viên máy tính nên thường xuyên tiếp cận được những mẫu mã đồ thờ mới và đẹp, sưu tầm về cho ông. Sau đó, căn cứ vào mẫu mã đó, ông chỉnh sửa linh hoat để tạo ra nét riêng cho sản phẩm của mình.

Chính nhờ đó, các sản phẩm của xưởng ông Huân rất đa dạng và được khách hàng ưa chuộng; đơn đặt hàng từ khắp các tỉnh chuyển về ngày một nhiều. 

Ông tiết lộ, mỗi năm từ 50m2 nhà xưởng đem về cho ông 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông Huân còn dạy nghề và tạo việc cho 4 lao động với mức lương 3-5 triệu đồng/tháng. “Việc truyền nghề cũng là cách để phát triển nghề truyền thống của địa phương”- ông Huân chia sẻ.

Mong muốn lớn nhất của ông Huân là làng nghề mộc Thượng Mạo được quy hoạch tập trung để ông có điều kiện mở rộng sản xuất và sức khỏe của những người làm nghề đảm bảo hơn.

Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm làm mộc, liên hệ với ông Huân theo số điện thoại: 0433.532.074.
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập252
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm243
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,204,057
  • Tổng lượt truy cập88,559,127
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây