Bộ trưởng Bộ NN&PTNT mong nhận được sự tham mưu của tham tán thương mại để thúc đẩy xuất khẩu nông sản |
5-7 năm mới mở được một thị trường
Hội nghị tham tán thương mại diễn ra trong bối cảnh ngành nông nghiệp vừa trải qua một năm thắng lợi về xuất khẩu với 36,37 tỷ USD, tăng 4,19 tỷ USD (tương đương 13,0%) so với năm 2016. Đã có 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2018, nhiệm vụ xuất khẩu nông lâm thủy sản đặt ra rất nặng nề: 40 tỷ USD, trong đó nông sản 22 tỷ USD, lâm sản 9 tỷ USD và thủy sản 9 tỷ USD.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ NN&PTNT kỳ vọng rất nhiều vào vai trò của tham tán thương mại, đặc biệt là trong xúc tiến thương mại, giải quyết rào cản, nâng cao lực phân tích và dự báo cung cầu, kết nối với các DN nông nghiệp trong và ngoài nước, quảng bá mạnh mẽ thương hiệu “Gạo Việt Nam”...
Thực tế, thời gian qua, công tác xúc tiến thương mại nông sản đang gặp nhiều khó khăn: các thị trường nhập khẩu gia tăng chính sách bảo hộ (nhất là các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…), yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi đó, việc phối hợp giữa các Bộ, ngành trong nước với tham tán thương mại tại các nước trong cung cấp thông tin, giải quyết tranh chấp thương mại, tháo gỡ hàng rào kỹ thuật… còn hạn chế.
Việc trao đổi, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp tại các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Châu phi gặp nhiều khó khăn, do khác biết về phương thức thương mại.
Đặc biệt, việc đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam vào các thị trường gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian (mất khoảng 5 – 7 năm)...
Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Hoàng Thúy, Thám tán thương mại Việt Nam tại Úc cũng thừa nhận, việc mở cửa thị trường ở Úc gặp nhiều khó khăn và kéo dài, như quả vải kéo dài tới… 12 năm.
Bộ trưởng “đặt hàng” mở thị trường, tham tán đề nghị chính sách phải có đi có lại
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, muốn ngành nông nghiệp phát triển, phải mở được tối đa các thị trường. Chính vì vậy, Bộ trưởng rất mong muốn nhận được sự tham mưu và cung cấp thông tin từ các tham tán thương mại. Đồng thời, Bộ trưởng cũng “đặt hàng” tham tán thương mại nhiều nước trong việc đưa một số mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường mới.
Đơn cử, tại thị trường Nhật Bản, Bộ trưởng đề nghị tham tán giúp quả trứng Việt Nam có thể sang Nhật, đồng htowif tìm hiểu công nghệ bảo quản hoa quả có múi của Nhật, làm cầu nối cho DN Việt Nam nhập về, bảo quản, tăng cường chất lượng hoa quả.
Tại thị trường Úc, Bộ trưởng đề nghị tham tán cung cấp thông tin để tôm nguyên con có thể xuất khẩu sang thị trường này.
Hội nghị Tham tán Thương mại 2018 có sự tham gia của 70 tham tán đang về quê ăn Tết |
Phát biểu tại Hội nghị, tham tán thương mại nhiều nước cũng hiến kế nhiều cách để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, trong đó có việc tiết giảm chi phí và tích cực trao đổi qua con đường đàm phán.
Theo ông Phạm Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã được Nhật Bản cấp phép nhưng chi phí vận chuyển tới Nhật Bản cao nên khó cạnh tranh.
Còn theo bà Nguyễn Hoàng Thúy, Thám tán thương mại Việt Nam tại Úc cho rằng, trước đây chúng ta mở cửa ồ ạt cho 38 loại hoa quả của bạn mà không có điều kiện. Vì vậy, thời gian tới, khi mở cửa cho bất kỳ mặt hàng nào của nước bạn cũng phải đặt vấn đề trao đổi.
“Ta mở cửa cho bạn cherry, bạn mở cửa cho chúng ta xoài, thanh long. Bên cạnh đó, hiện bò Úc vào Việt Nam tăng chóng mặt, chúng ta cũng phải nghiên cứu đưa thủy sản Việt Nam vào Úc để đặt lên bàn đàm phán”.
Bà Thúy cũng đề nghị, khi cửa mặt hàng nào hoặc cấm một mặt hàng nào đó, Bộ NN&PTNT cần cung cấp thông tin cho tham tán thương mại, để từ đó cung cấp thông tin cho phía bạn nhằm tăng cường trao đổi.
Để thực hiện mục tiêu đầy thách thức cho năm 2018 (đạt 40 tỷ USD xuất khẩu nông lâm sản), Bộ NN&PTNT đề nghị tham tán thương mại các nước phối hợp với Bộ, kịp thời cung cấp những chính sách mới của thị trường nhập khẩu để có đối sách ứng phó kịp thời, phối hợp tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp trao đổi hàng hóa, phương thức thanh toán thương mại tại các khu như Trung Đông, Châu Phi để phù hợp với cách thức thương mại của khu vực, nhằm đẩy mạnh trao đổi thương mại nông sản với khu vực này...
Ngoài ra, Bộ cũng mong muốn tham tán các nước sẽ tích cực tìm kiếm, giới thiệu các Hiệp hội ngành hàng nông sản, các Tập đoàn, doanh nghiệp có uy tín tại các nước và vũng lãnh thổ mình đang phụ trách, để hợp tác với các doanh nghiệp của Việt Nam trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp thường xuyên, kịp thời, tranh thủ vận động, nguồn vốn ODA, FDI trong nông nghiệp, nông thôn.
Theo T.L/baodautu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;