Học tập đạo đức HCM

Thu nhập hàng chục triệu đồng nhờ rong biển

Thứ tư - 07/02/2018 02:23
Nhiều năm trở lại đây, cứ vào những tháng cận Tết Nguyên đán, nhiều hộ dân vùng biển tại Đà Nẵng lại bận rộn kiếm thêm thu nhập với một nghề nghề cào rong biển. Thu nhập mà nghề thời vụ này mang đến hàng chục triệu đồng mỗi năm cho người dân.

Rong biển (mứt biển) là một loại hải sản, “rau xanh”, một món quà thiên nhiên vô cùng quý giá từ biển cả. Ngoài làm thức ăn, rong biển còn được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người.

Hiểu được giá trị dinh dưỡng và nguồn lợi mà rong biển mang lại, hàng năm cứ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau thì người dân Đà Nẵng, đặc biệt là các hộ dân vùng biển thuộc khu vực phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu) lại tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ việc cào, vớt và phơi khô rong biển nhập cho các chủ buôn, nhà hàng, cửa tiệm. Nguồn thu mà công việc này mang lại cũng không hề nhỏ khi lên đến vài chục triệu mỗi năm.

Rong biển được vớt từ ngoài khơi xa, mang về và rửa sạch bằng nước
Rong biển được vớt từ ngoài khơi xa, mang về và rửa sạch bằng nước

Anh Lê Gia Tiến (trú tại Tổ 54 phường Hòa Hiệp Nam) - cho biết: “Bắt đầu từ tháng 10, hay tháng 11 hàng năm thì rong biển đã bắt đầu mọc dọc theo những rặng đá ngầm ngoài khơi xa. Hiểu được giá trị dinh dưỡng và nguồn thu từ rong biển mang lại, gần 100 hộ dân trong vùng nhiều năm nay đã cùng nhau đi vớt, đi cào, mang về phơi, sấy khô kiếm thêm thu nhập ngoài việc đánh bắt bắt tôm cá”.

Rong được để vào các rá, rổ trước khi đem đi ép nước
Rong được để vào các rá, rổ trước khi đem đi ép nước

Theo anh Tiến, vào mùa rong biển, người dân sẽ ra khơi lúc 3 – 4 giờ sáng để cào rong lúc trở về cũng đã chính ngọ. Những năm gần đây, nghề vớt rong biển phát triển khá phổ biển nên rong gần bờ hầu như không còn, nhiều người phải ra cách bờ chừng 10km và phải lặn xuống độ sâu chừng 5- 6 mét dưới các bãi đá ngầm mới mong có rong mang về. Mỗi ngày như vậy mỗi người sẽ cào được khoảng 20 - 25kg rong biển. Sau đó rong được đem về nhà thực hiện các công đoạn như rửa sạch, ép nước, xếp một lớp mỏng kín đều vào các nong tre sau đó đem phơi, hoặc sấy khô rồi bán cho các chủ buôn, các nhà hàng, cửa tiệm...

Nhiều công đoạn được thực hiện trước khi đem rong đi phơi hoặc sấy khô
Nhiều công đoạn được thực hiện trước khi đem rong đi phơi hoặc sấy khô

“Giá của mỗi kg rong biển tươi được làm sạch khoảng từ 120 – 150 ngàn đồng đồng. Còn rong biển được sấy khô, thành phẩm sẽ có giá từ 700 – 1 triệu đồng/1kg. Và giá đắt hay rẻ tùy thuộc vào đầu mùa, chính mùa và cuối mùa rong mọc. Mỗi năm lợi nhuận mà gia đình anh thu về được tầm vài chục triệu đồng từ công việc này”, anh Tiến chia sẻ.

Ban ngày rong sẽ được phơi khô bởi ánh nắng mặt trời, ban đêm người dân sẽ bật quạt để sấy
Ban ngày rong sẽ được phơi khô bởi ánh nắng mặt trời, ban đêm người dân sẽ bật quạt để sấy

 

Rong được phơi khô, thành phẩm có giá từ vài trăm đến cả triệu đồng/1kg
Rong được phơi khô, thành phẩm có giá từ vài trăm đến cả triệu đồng/1kg

Những tháng trước Tết chính là lúc rong mới mọc, rất ít và hiếm nên cực kì đắt đỏ. Chính vì vậy anh và nhiều người dân trong vùng đã tranh thủ kiếm thêm tiền trước khi Tết đến, giá lúc này cũng hơn triệu đồng/1kg rong khô.

“Năm mới Tết đến sẽ ấm cúng hơn khi thời gian này làm nhiều và bán được hàng”, anh Tiến phấn khởi.

Chí Lê/dantri.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm149
  • Hôm nay14,474
  • Tháng hiện tại282,038
  • Tổng lượt truy cập90,345,431
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây