Học tập đạo đức HCM

Vốn ưu đãi gieo sức xuân trên thảo nguyên xanh Tây Bắc

Thứ tư - 07/02/2018 17:49
Được biết đến như một điểm nổi bật ở khu vực Tây Bắc với đặc trưng độc đáo của vùng thảo nguyên xanh, nhưng huyện Vân Hồ và Mộc Châu (Sơn La) vẫn là những huyện còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa còn cao…

Đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo

Thời gian qua, cùng với các cấp, các ngành, Ngân hàng CSXH tỉnh Sơn La đã chăm chút các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

 von uu dai gieo suc xuan tren thao nguyen xanh tay bac hinh anh 1

Anh Ngần Văn Liền (phải), xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ giới thiệu về vườn chanh leo được đầu tư
bằng vốn vay ưu đãi.  Ảnh: v.h

Tại huyện Mộc Châu, dư nợ tín dụng chính sách trong 5 năm qua liên tục tăng. Đến hết năm 2017, tổng dư nợ 11 chương trình cho vay đạt trên 313 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với năm 2016, góp phần giúp hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc Thái, Mông, Mường, Khơ Mú… thoát nghèo; giúp trên 108.000 lao động có việc làm mới; cải tạo và xây dựng mới hàng ngàn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn… Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Mộc Châu hiện nay chỉ chiếm 0,07% tổng dư nợ.

Đối với Vân Hồ - huyện mới chia tách từ huyện Mộc Châu năm 2013, Ngân hàng CSXH huyện bước đầu gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất. Tổng dư nợ thời điểm nhận bàn giao là 123 tỷ đồng với 10 chương trình cho vay ưu đãi. Nhưng qua 4 năm, Ngân hàng CSXH huyện Vân Hồ đã thành lập được 214 tổ tiết kiệm và vay vốn cho trên 10.051 hộ gia đình được vay, tổng dư nợ đến nay đạt trên 257 tỷ đồng, với 13 chương trình tín dụng. Nợ quá hạn và nợ khoanh hiện chỉ chiếm tỷ lệ 0,06% tổng dư nợ.

 von uu dai gieo suc xuan tren thao nguyen xanh tay bac hinh anh 2

Theo lãnh đạo Ngân hàng CSXH huyện Vân Hồ, tín dụng chính sách là một trong những kênh tín dụng quan trọng hỗ trợ người nghèo. Điển hình như gia đình anh Ngần Văn Liền ở bản Nà Tén, xã Chiềng Khoa, vay 50 triệu đồng từ chương trình tín dụng giải quyết việc làm, đầu tư trồng 1,5ha chanh leo giờ đã cho thu hoạch, giúp gia đình anh Liền thu nhập gần 60 triệu đồng/tháng.

Cũng như anh Liền, gia đình anh Sa Văn Đay ở xã Mường Men là một trong những hộ nghèo của xã. Năm 2016, gia đình anh vay 30 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò, nhưng không may đàn bò chết trong đợt rét đậm, rét hại cách đây 2 năm. Được Ngân hàng CSXH huyện Vân Hồ tạo điều kiện giúp khoanh nợ từ 3 - 5 năm và cho vay thêm tiền khôi phục sản xuất, đến nay gia đình anh đã thu nhập trên 80 triệu đồng/năm từ chăn nuôi, trồng trọt…

Bình quân dư nợ 30 triệu đồng/hộ

Tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, hầu hết hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong tổng số trên 2.500 hộ gia đình của xã đã được vay vốn chính sách với số tiền trên 16 tỷ đồng, bình quân dư nợ đạt gần 30 triệu đồng/hộ.

Bà con còn được cán bộ ngân hàng đến tận nơi hướng dẫn cách quản lý, sử dụng vốn vay; cán bộ khuyến nông, Hội đoàn thể tư vấn áp dụng KHKT vào sản xuất. Nhờ vậy, nguồn vốn ưu đãi đã phát huy hiệu quả rõ rệt, đời sống người dân ngày thêm khấm khá.

Xã Chiềng Đen vốn nghèo khó trước kia giờ đã trở thành vùng trồng mận có tiếng của Sơn La với tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50% năm 2010 xuống còn khoảng dưới 3% hiện nay. Đến thăm, làm việc và chúc tết tại Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Vân Hồ và Mộc Châu mới đây, ông Dương Quyết Thắng - Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH đã biểu dương những nỗ lực của Ngân hàng CSXH huyện Mộc Châu và Vân Hồ đạt được trong năm 2017 và 15 năm qua. Ông Thắng cũng yêu cầu Ngân hàng CSXH tỉnh Sơn La chỉ đạo các đơn vị, trong đó có Ngân hàng CSXH huyện Mộc Châu và Vân Hồ, ngay từ đầu xuân 2018 tập trung giải ngân cho vay hộ nghèo để kịp thời sản xuất vụ đông xuân; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nhận ủy thác trên địa bàn rà soát nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách…

Theo Việt Hải/Báo Dân Việt.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập877
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại772,232
  • Tổng lượt truy cập93,149,896
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây