Học tập đạo đức HCM

Về quê mở trang trại

Thứ năm - 01/08/2013 00:02
Bôn ba tích lũy

 

Về xã Lộc Bổn, hỏi trang trại anh Giang, hầu như ai cũng biết. Bên con đường quê vắng bóng người qua lại, trang trại của Giang khá rộng rãi với những hồ cá lớn. Bôn ba hơn 10 năm với nhiều nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Lào, Thái, Campuchia, Giang luôn mong ước có một ngày được trở về quê cùng với gia đình và làm giàu trên mảnh đất quê khô cằn sỏi đá. “Lộc Bổn là miền đất có tỉ lệ xuất khẩu lao động cao nhất tỉnh Thừa Thiên – Huế. Lao động ở đây chủ yếu đi lao động tự do ở đất nước Lào. Người ta gọi Lộc Bổn là làng xuất ngoại. Toàn xã có khoảng 3 đến 4 ngàn lao động sang Lào làm ăn. Họ đi làm ăn suốt năm suốt tháng, đến lễ tết mới về. Anh Giang là một trong rất ít thanh niên biết dựa vào mảnh đất quê để làm kinh tế”, ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Bổn, cho biết.

 Lê Trường Giang và trang trại của mình
Lê Trường Giang và trang trại của mình – Ảnh: Tuyết Khoa

Cuộc sống khó khăn với vài sào ruộng không đủ sống qua ngày, giống như bao người khác trong làng, Giang quyết định tha phương cầu thực. Năm 1999, Giang bắt đầu rời quê sang Lào làm ăn. Bốn năm sau, thấy mọi người đi làm ăn bên Đài Loan khấm khá, Giang đăng ký xuất khẩu lao động một chuyến nữa. Đến năm 2008, Giang lại làm một chuyến xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Về quê sau bốn năm lao động ở đất khách, Giang bắt đầu thực hiện ước mơ làm ông chủ trang trại của mình từ đầu năm 2012. “Ở mô cũng không bằng ở quê mình. Quê tôi nghèo quá, nên ai cũng phải đi xa làm ăn. Khi tôi bắt đầu đi là tôi đã tính đường về rồi. Tôi đã nghĩ rằng đi vài ba năm có vốn rồi về mở trang trại. Những ngày ở đất khách quê người, mình đã vạch ra trong đầu mô hình trang trại mà ngày về mình sẽ thực hiện. Vì động lực ấy mà mình quên đi nỗi nhớ và sự mệt nhọc. Ngày khởi công cái trang trại nhỏ này, tôi vui sướng lắm, cuối cùng mình cũng được trở về quê làm ăn và đoàn tụ với gia đình”, anh Giang chia sẻ.

Làm giàu trên đất quê

Toàn bộ số tiền hơn 1 tỉ đồng anh dành dụm được hơn 10 năm lao động ở nước ngoài, anh đầu tư vào xây dựng trang trại. Bước đầu, gà và chim cút đã cho thu nhập từ sản phẩm thịt và trứng. “Hồi mình còn lao động ở nước ngoài, mình đi rất nhiều trang trại để tham quan. Mình rút ra được rằng, muốn làm trang trại tốt thì mình phải sản xuất được con giống, chọn thức ăn phù hợp và chọn thời điểm thu hoạch hợp lý. Vì thế, mình đang bước đầu sản xuất con giống. Đầu tiên là tự cung cấp cho mình, sau mình sẽ mở rộng để bán”, anh Giang nói. Trong ngôi nhà nhỏ bên hồ cá, bên cạnh cửa ra vào là chiếc bàn vi tính nối mạng internet. Theo anh Giang, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên anh thường vào mạng để tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi. Để tránh rủi ro về dịch bệnh, nên anh Giang theo dõi trang trại rất kỹ. Anh còn mua nhiều sách chăn nuôi về tham khảo.

“Ban đầu thấy chồng bỏ tiền tỉ vào làm trang trại, mình cũng lo vì sợ rủi ro, rồi trắng tay thì khổ. Nhưng thấy chồng quyết tâm và thích quá nên mình ủng hộ. Tuy bước đầu vẫn còn vất vả nhưng thấy mọi thứ đều phát triển tốt nên mình cũng mừng. Hiện tại, vợ chống đang cố gắng phát triển đàn chim cút lên 10 ngàn con”, chị Mai Hương, vợ anh Giang cho biết. Hiện tại, trang trại anh Giang rộng trên 5000 m2. Ngoài chăn nuôi hàng ngàn con gà, chim cút thì chiếm phần lớn diện tích là hồ cá. Hồ cá được chia thành 5 hồ với trên 200 ngàn con gồm cá trắm cỏ, trê lai, rô phi, mè, ba ba…

“Bỏ tiền tỉ ra nuôi gà, nuôi cá, nhiều người nói mình điên. Họ nói bỏ tiền vào ngân hàng mà ăn từ từ còn sướng hơn. Nhưng, từ nhỏ mình đã thích chăn nuôi, làm kinh tế nên mình quyết tâm làm. Bước đầu, trang trại chỉ mới cho thu hoạch vài trăm triệu mỗi năm, nhưng mọi thứ đang đi vào ổn định và cho thu hoạch. Mình vẫn còn đang mở rộng thêm về quy mô”, Giang chia sẻ.

Tuyết Khoa
Theo Báo Thanh Niên

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay36,080
  • Tháng hiện tại214,647
  • Tổng lượt truy cập90,278,040
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây