Học tập đạo đức HCM

Vua trồng bưởi đất Thanh Hối

Thứ ba - 16/07/2013 03:45
Nghỉ hưu nhưng không để chây tay nhàn rỗi, ông Trần Văn Hùng ở xóm Tân Hưng 1, xã Thanh Hối (Tân Lạc - Hòa Bình) đã đi khắp các tỉnh phía Bắc để học hỏi kinh nghiệm với mong muốn làm giàu trên chính mảnh vườn của mình. Và ông đã thành công với mô hình trồng bưởi, đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.

Nhọc nhằn với bưởi

Năm 1985, ông Hùng nghỉ hưu và nghĩ ngay đến việc phát triển kinh tế gia đình. Ông đã vận động bà con tham gia trồng trọt để nâng cao đời sống. Ban đầu ông trồng gừng, nhưng vì đất khô hạn nên gừng thường chết trụi. Sau đó ông lại vận động mọi người trồng vải thiều, tuy nhiên, vải mất mùa thường xuyên, năm nào được mùa thì lại bị thương lái ép giá. 

Một hôm có một ông bạn lính gọi điện bảo: “Ông ra Hà Nội tham gia Hội Làm vườn không, ở đấy họ làm giàu ác liệt lắm?”. Ông Hùng tò mò đáp: “Ừ thì ra”. Thế là ngày hôm sau ông bắt xe thẳng ra Hà Nội. Vừa tham gia hôm đầu tiên, thấy hay quá, ông liền ở Hà Nội thêm một tuần nữa để học kinh nghiệm. Đến lúc đi tham quan tại một số mô hình trồng trọt ở Hưng Yên, Bắc Giang, ông mới nghiệm ra rằng, hóa ra chỉ có cây bưởi mới hợp với đất quê ông.

Trong một lần về quê cũ tại xã Khánh Tượng (Ba Vì - Hà Nội) làm giỗ, ông thấy có 2 cây bưởi ở gò đất sau nhà. Ông liền đào mang về trồng, chỉ sau thời gian ngắn, cây đã cho trái, múi dày và rất thơm ngon. Ngay sau đó, ông bàn với vợ phá vải đi để trồng bưởi nhưng vợ ông quyết liệt phản đối. Ông buộc phải dùng “khổ nhục kế”: lợi dụng lúc vợ không có ở nhà bèn đun nước sôi tưới vào gốc cây, một thời gian sau cứ thấy vải chết dần, vợ ông mới chịu cho chặt để trồng bưởi.

Chia sẻ kinh nghiệm làm giàu

Đến nay, ông Hùng đã có hơn 1.000m2 trồng bưởi với hàng chục loại khác nhau. Mỗi năm thu nhập của gia đình ông lên tới hàng trăm triệu đồng. Không chỉ bán quả, ông còn chiết cành bán giống cho bà con quanh vùng. Chỉ riêng tiền bán giống, năm 2012 ông thu về 40 triệu đồng. Cho đến nay, nhờ sự tư vấn của ông mà cả xóm Tân Hưng 1 đã có 70 hộ trồng bưởi. Mỗi năm các hộ có thu nhập trung bình 70 – 80 triệu đồng. 

Ông chia sẻ: Ban đầu ông chọn 3 loại bưởi khác nhau để trồng. Loại thứ nhất là bưởi chín sớm, thường chín vào Rằm Trung thu. Loại thứ hai là chín muộn, đặc thù là múi đỏ từ trong ra ngoài. Loại thứ ba là da xanh, thưa quả, nhưng ăn ngon, giá thành cũng tương đối cao, từ 60.000 - 70.000 đồng/kg. Chính việc lựa chọn các loại giống mà khu vườn của ông Hùng có bưởi chín quanh năm, lúc nào cũng có trái bán.

Bưởi là loại cây ưa ở trên cao, ưa đất đồi, trước khi trồng phải cho một xẻng cát vào để lót, giúp rễ cây dễ dàng vươn ra hút chất dinh dưỡng, đặc biệt là mối không cắn được rễ. Khoảng cách giữa các cây từ 5 - 6m. Để khắc phục sâu bệnh, ông thường dùng kéo cắt tỉa những cành yếu, giúp cây thoáng đãng, tiếp nhận ánh sáng mặt trời tốt hơn. Ngoài việc cắt tỉa ông cũng tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật định kỳ hàng năm. Mỗi gốc bưởi từ khi trồng đến lúc thu hoạch thường là 3 năm. 

Hiện, giá bưởi trong vườn của ông dao động từ 15.000- 20.000 đồng/quả, vào thời kỳ cao điểm có thể lên tới 40.000- 50.000 đồng/quả. Ông khẳng định, với một cây bưởi cho 700 quả, chỉ cần bán 5.000 đồng/quả cũng có lãi. Đặc biệt quả bưởi ngày hôm nay không bán được có thể để sang tuần sau, thậm chí tháng sau mà không sợ chín quá hay hư hỏng như các loại trái cây khác, vì thế không sợ ế và bị ép giá.

Từ năm 2009 đến nay, ông đã có 750 gốc bưởi cho trái. Trong đó có 200 cây cho 700 trái mỗi vụ, số còn lại từ 500 - 600 trái/vụ. Và có 469 gốc vừa mới trồng đang ra hoa vụ đầu. Bây giờ tên tuổi của ông Hùng đã vang khắp làng xã, ngay cả GS.Phạm Bá Phú, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cũng lên tận nơi để xem mô hình trồng bưởi của ông. Sắp tới ông sẽ mở rộng diện tích trổng bưởi và đăng ký tên gọi để quảng bá thương hiệu. 

“Bây giờ tôi chỉ gọi đơn giản là “bưởi ông Hùng” thôi”, ông mỉm cười, hóm hỉnh.

Nguyễn Xuân Hoàng
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại197,320
  • Tổng lượt truy cập92,574,984
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây