Học tập đạo đức HCM

Khởi nghiệp từ mô hình trồng dưa leo công nghệ cao

Thứ hai - 15/03/2021 08:54
Nhận thấy nhu cầu nông sản sạch ngày càng cao và thị trường hiện đang khan hiếm, chị Trần Thị Linh, xóm Đồi Yên Tế, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã lựa chọn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Qua tìm hiểu và được biết dưa leo baby, cà chua và một số loại rau màu có tiềm năng phát triển, lại phù hợp với điều kiện khí hậu ở Yên Đồng nên chị Linh đã mạnh dạn đầu tư 200 triệu đồng để xây dựng hệ thống một nửa nhà kính và 1 nửa nhà màng trên diện tích 1.000m2 để trồng 4.000 gốc dưa leo baby.

 
Chia sẻ về cơ duyên dẫn đến việc đầu tư lớn cho một mô hình trồng rau củ quả, chị Linh cho biết: “Mình làm vì đam mê nông nghiệp sạch, muốn đầu tư, giảm giá thành sản phẩm để dân mình đều được sử dụng các sản phẩm an toàn. Địa hình đất của mình bằng phẳng nên mình đầu tư làm nhà kính kiên cố lâu dài luôn”.

 
Bên cạnh đó, chị còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt tiên tiến hệ thống tưới tự động với phân bón được hòa tan vào trong nước giúp giảm thiểu chi phí nhân công. Giống dưa baby chị lựa chọn trồng được nhập khẩu từ Hà Lan.

 
 Đây là giống cây phát triển khỏe, sinh trưởng mạnh, khả năng cho quả liên tục, tự thụ phấn. Quả mọc thành chùm gọn gàng và tiềm năng năng suất cao. Quả dài 12 - 15cm có đường kính 3cm, quả đơn nặng 80gam.


Hình dạng quả dưa ngắn, thẳng, bề mặt nhẵn và không có gai, dễ làm sạch. Giống dưa leo baby Hà Lan mới có vị giòn, ngọt, hương vị ngon. Là một trong những giống đạt năng suất cao, chất lượng tốt.


Chị mong muốn thay đổi nhận thức của người dân về làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn. Đặc biệt là tránh lạm dụng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không an toàn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.


Tại mô hình trồng dưa của gia đình mình, chị Linh chuyên dùng các loại phân bón hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục và các chế phẩm sinh học bằng thảo dược. Đặc biệt, hệ thống nhà kính, nhà màng giúp cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh phá hoại.

 
Đến nay, gia đình chị đã thu được lứa quả đầu tiên với năng suất đạt 3 tấn/ sào.  Chị Linh cho biết: Mặc dù giống dưa leo Hà Lan là loại giống tốt nhưng khâu làm đất cần phải được xử lý thật tốt, vì nếu không cây sẽ rất dễ nhiễm nấm và vi rút, khi đó cây sẽ chết hoặc không ra hoa.

 
Khi cây đến kỳ ra hoa và quả thi cần tiến hành treo dây lên để cố định cây và nên cắt tất cả các nhánh nhỏ, chỉ để một thân duy nhất giúp cho cây bền và sai quả hơn. Việc tưới nước cho dưa cũng rất quan trọng.


Tùy vào giai đoạn của cây mà số giờ tưới và số lần tưới sẽ khác nhau, giai đoạn đầu cần tưới 50 phút/ngày phân bổ đều cho 2-3 lần tưới/ngày.

 
Dưa baby là loại cây ngắn ngày, chỉ 45 ngày trồng và chăm sóc đã cho thu hoạch. Một năm chị trồng được 4 vụ, trung bình đến thời điểm thu hoạch đạt sản lượng từ 2 – 3tấn/sào.


Hiện dưa và cà chua đang đến thời kỳ thu hoạch. Mỗi ngày nhà chị xuất bán từ 30 - 50 kg dưa với giá trung bình là 20.000 đồng/kg Đem lại doanh thu ổn định. Cà chua 2 vụ/năm với sản lượng 4 tấn/sào. Uớc tính cho tổng doanh thu 260 triệu đồng mỗi năm.


Không dừng lại với cây dưa baby, chị đang tiếp tục mở rộng thử nghiệm trồng thêm một số loại cây mới lạ như dưa kim hoàng hậu. Dự định trong thời gian tới chị sẽ liên kết một số nhà vườn, hoặc người dân có chung trí hướng để sản xuất mặt hàng cây ăn quả công nghệ cao.


 Chị Linh cho biết: Mình muốn làm các mô hình định hướng để bà con nông dân nhìn thấy trực tiếp, giúp người dân nào đang muốn đầu tư mà chưa dám làm, sau này mình sẽ hỗ trợ bao tiêu đầu ra cho họ luôn.


Mặc dù giá thành cao hơn sản phẩm thị trường trong thời điểm dịch bệnh Covid- 19, mọi thứ hàng hóa đều rẻ thì các sản phẩm dưa leo và cà chua trồng theo hướng nông nghiệp sạch của gia đình chị luôn được các thương lái và người dân đặt mua ngay sau khi thu hoạch.


Lợi nhuận từ mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính, nhà màng đem lại khá cao. Đây chính là tín hiệu đáng mừng trong sản xuất nông nghiệp sạch, giúp người nông dân mạnh dạn làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương mình.


Ông Phạm Thúc Kinh – Chủ tịch Hội ND xã Yên đồng cho biết: “Đây là một mô hình mới trên địa bàn xã, chúng tôi cũng đã động viên gia đình và hỗ trợ cho vay 50 triệu đồng nguồn vốn giải quyết việc làm từ ngân hàng CSXH để gia đình nhà chị Linh đầu tư thêm trang thiết bị cho mô hình.”

 
Theo Lê Bích/hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập527
  • Hôm nay57,278
  • Tháng hiện tại716,605
  • Tổng lượt truy cập93,094,269
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây