Học tập đạo đức HCM

Ðiện về sáng bản vùng cao

Thứ năm - 04/03/2021 02:05
Hương sắc mùa xuân đang lan tỏa khắp các bản làng, thôn, xóm. Năm nay, 80 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở thôn Thài Khao, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đón Tết trong niềm phấn khởi khi điện lưới quốc gia đã thắp sáng mỗi ngôi nhà. Có điện, nhiều hộ dân trong thôn đầu tư máy móc để làm dịch vụ, phục vụ chăn nuôi, phát triển sản xuất hiệu quả, vươn lên thoát nghèo và góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Facebook Email Bản in

Có điện lưới, nhiều hộ dân thôn Thài Khao sử dụng điện chạy máy xay xát đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Thài Khao là thôn vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của xã Yên Lâm, xã thuộc Chương trình 135. Ðường đèo dốc, đồi núi rất hiểm trở, địa bàn rộng, giao thông rất khó khăn, khiến nhiều năm qua, điện chưa thể về với người dân trong thôn. Trưởng thôn Thài Khao Bàn Văn Cảnh cho biết, thôn hiện có 80 hộ dân, 100% số dân là đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là đồng bào Dao. Những hộ dân trong thôn phần lớn di dân từ Hà Giang về từ năm 1990. Những năm trước, không có điện cho nên cuộc sống người dân rất vất vả, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Không điện sáng, không đài, không ti-vi, không thông tin liên lạc..., nhà nào cũng dùng đèn dầu thắp sáng. Khoảng 10 năm trở lại đây, một số gia đình gần bờ suối có điều kiện lắp đặt máy phát điện mi-ni chạy bằng sức nước. Tuy nhiên, điện này rất yếu chỉ đủ để thắp sáng loại bóng đèn siêu tiết kiệm điện. Tháng 12-2020, công trình cấp điện về thôn Thài Khao đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công trình nằm trong dự án xây dựng 11.634 m đường dây 35 kV, ba trạm biến áp với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng qua các thôn: Quảng Tân 2, Cọ Cỏm, Giốc Chanh, Thài Khao và Nắc Con, bảo đảm cung cấp điện cho 218 hộ dân dọc tuyến.

Vậy là niềm mong mỏi bấy lâu của người dân đã trở thành hiện thực. Chỉ sau mấy tháng có điện lưới quốc gia, thôn đã có 20 hộ mua tủ lạnh, 50 hộ mua ti-vi để phục vụ sinh hoạt. Qua các chương trình truyền hình, phát thanh, người dân nắm bắt được thông tin thời sự, sức khỏe, nhất là áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh nghiệm phát triển kinh tế...  Nhờ có hệ thống loa truyền thanh, việc tuyên truyền các văn bản của xã, huyện, thông báo họp thôn để triển khai phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm đến người dân thuận tiện hơn rất nhiều. Cán bộ, công nhân viên điện lực còn đến tận nhà dân hướng dẫn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.

Nhiều hộ dân trong thôn đầu tư máy móc sử dụng điện, như: máy xay xát, máy cắt, chế biến thức ăn chăn nuôi... để làm dịch vụ, phát triển sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập gia đình. Chị Ðặng Thị Minh, dân tộc Dao ở thôn Thài Khao chia sẻ: "Gia đình tôi mở dịch vụ xay xát từ nhiều năm qua. Khi chưa có điện, gia đình phải dùng động cơ chạy bằng dầu để vận hành máy, mỗi lần khởi động máy rất vất vả. Mặt khác, động cơ này thường gặp trục trặc, phải thường xuyên bảo trì, hiệu quả kinh tế không cao. Từ ngày có điện lưới quốc gia, gia đình tôi chuyển từ động cơ chạy bằng dầu sang dùng điện cho nên kinh doanh thuận lợi hơn rất nhiều".

Không chỉ phục vụ sinh hoạt, sản xuất hằng ngày, có điện lưới quốc gia, việc học tập của các học sinh ở Thài Khao cũng dễ dàng hơn. Thầy giáo Phạm Ðức Quân cho biết: "Ðiểm trường Thài Khao thuộc Trường tiểu học Yên Lâm có 10 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, trước đây, việc dạy và học đều phải dựa vào ánh sáng tự nhiên. Những hôm trời mưa, nhất là mùa đông thì rất thiếu ánh sáng. Bây giờ có điện, tôi có thể sử dụng giáo án điện tử với những hình ảnh sinh động để dạy học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn". Theo Phó Bí thư Ðảng ủy xã Yên Lâm Hoàng Sơn Tinh, là xã 135 còn nhiều khó khăn của huyện Hàm Yên, xã có hơn 1.100 hộ dân, trong đó 85% là đồng bào DTTS, chủ yếu là dân tộc Dao. Năm trước, xã đã hoàn thành tuyến đường bê-tông về các thôn, bản. Giờ đây, tất cả chín thôn của xã đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Qua đó, các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền đến người dân nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cùng chung niềm vui như ở xã Yên Lâm, ngày đóng điện là ngày hội lớn của hơn 600 hộ gia đình ở nhiều thôn vùng sâu, vùng xa thuộc các xã: Hồng Thái, Ðà Vị, Yên Hoa, Sinh Long, huyện miền núi Na Hang. Mong ước có điện từ bao đời nay của người dân nơi đây giờ đã thành hiện thực. Mặc dù thi công tại địa bàn núi cao hiểm trở, địa hình vùng sâu, vùng xa, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền huyện và sự hỗ trợ cao của người dân cho nên chỉ sau tám tháng triển khai, dự án đã hoàn thành với việc xây dựng mới 17 trạm biến áp, hơn 90 km đường dây 35 kV, 150 km đường dây hạ thế 0,4 kV.

Thực hiện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, đến nay tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành tám công trình cấp điện cho 3.571 hộ dân trên địa bàn 62 thôn, bản của 23 xã, với số tiền đầu tư hơn 241 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 10 thôn, bản chưa có điện. Tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025, sẽ đưa điện lưới quốc gia tới 100% số thôn, bản.

Bài, ảnh: Hải Chung/ Báo Nhân dân điện tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập68
  • Hôm nay32,449
  • Tháng hiện tại1,180,482
  • Tổng lượt truy cập92,354,211
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây