Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ mô hình trồng chuối

Thứ bảy - 05/06/2021 10:52
Sau khi bị tai nạn lao động năm 2011, chị Nguyễn Thị Như (bản Pú Tửu, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) mất đi một cánh tay. Song bằng ý chí, nghị lực mạnh mẽ chị Như đã vươn lên làm giàu bằng mô hình trồng chuối ngô, chuối tây kết hợp với chăn nuôi. Đến nay gia đình chị trở thành một trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương và được nhiều người học hỏi.
Chị Nguyễn Thị Như chăm sóc vườn chuối.
Chị Nguyễn Thị Như chăm sóc vườn chuối.

Cuộc sống gia đình vốn đã khó khăn, lại càng thêm khó sau khi chị Như gặp tai nạn. Thế nhưng, không chịu khuất phục trước số phận, chị Như đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích trồng ngô, lạc kém hiệu quả sang trồng chuối.

Chị Như cho biết: “cây chuối thích nghi được với nhiều loại đất, có đặc tính ưa ẩm, đẻ mầm khỏe nên phải thường xuyên tưới nước và tỉa mầm, định chồi; cây cũng dễ bị bệnh vàng lá, sâu đục thân nên trong quá trình chăm sóc cần chú ý vệ sinh vườn, cắt tỉa lá bệnh, phun trừ kịp thời. Đặc biệt thời điểm cây chuối chuẩn bị trổ buồng phải thường xuyên theo dõi, bón phân và phòng trừ các loại dịch bệnh thì cây chuối mới cho buồng to, nải đều, quả đẹp”.

Do được chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn chuối của gia đình cho tỷ lệ ra buồng đạt trên 90% và năng suất, hiệu quả hơn nhiều loại cây trồng khác. Song song với trồng chuối, gia đình chị Như nuôi trên 100 con gia súc, gia cầm. Tận dụng cây, lá chuối sau khi thu hoạch buồng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, do đó chi phí đầu tư chăn nuôi giảm, hiệu quả kinh tế tăng lên. Nhờ chăm chỉ, cần cù, chịu khó, đến nay gia đình chị đã mở rộng mô hình trồng chuối lên hơn 1ha và 5.000m2 chăn nuôi. Trung bình 1 năm, gia đình chị Như thu hơn 100 triệu đồng nhờ trồng chuối và chăn nuôi sau khi đã trừ chi phí.

Làm kinh tế giỏi, chị Như cũng luôn quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm của mình cho chị em phụ nữ trong bản để vươn lên làm giàu. Mô hình phát triển kinh tế từ cây chuối kết hợp với chăn nuôi của chị Nguyễn Thị Như là mô hình điển hình trong phong trào phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi của xã. Đây cũng là một trong những hướng đi phát huy hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xây dựng nông thôn mới.

 
Nguồn tin: Bài, ảnh: Ngọc Diệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Hôm nay44,770
  • Tháng hiện tại820,048
  • Tổng lượt truy cập91,993,777
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây